Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
ịnh Bắc Bộ: Bạch Long Vỹ, Thanh Lân, Cô Tô, Hạ Mai, Thượng Mai, vịnh Hạ Long.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-15m
Độ cao ghi nhận cao nhất
-1m
Thế giới
Loài này xuất hiện ở vùng ôn đới Tây Bắc Thái Bình Dương ngoài khơi Nhật Bản, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), ngoài khơi Australia và ở vùng biển Indonesia và ngoài khơi New Caledonia (Geiger 1998).
Bản đồ (hình ảnh)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố ở vùng biển phía Bắc Việt Nam. Nơi cư trú là các rạn san hô và rạn đá đã bị thu hẹp và suy thoái. Loài này bị khai thác quá mức do giá trị kinh tế cao. Ước tính quần thể bị suy giảm > 80% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Phân bố bị chia cắt, thời gian trước 1990, diện tích phân bố khoảng > 100km2, hiện nay diện tích đang bị thu hẹp <100 km2, trữ lượng Bào ngư trước 1990 là trên 50 tấn, hiện nay chỉ còn vài tấn, ước tính suy giảm khoảng 90% trong vòng 10 năm qua. Nguyên nhân biến đổi nơi cư trú: Do khai thác quá mức và do sử dụng chất độc gốc cianua đánh cá đã làm bào ngư chết theo.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ven đảo, vùng dưới triều từ 1 - 15 m nước, ưa độ mặn cao 20 - 32‰ bám vào các rạn đá.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Rong biển như: Sargassum, Gracilaria.
Sử dụng và buôn bán
Vỏ dùng để khảm trai rất đẹp, là mặt hàng mỹ nghệ được ưa chuộng. Thịt bào ngư có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn đặc sản, vì vậy là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Mối đe dọa
Khai thác quá mức làm đồ mỹ nghệ và thực phẩm; phá hủy và làm ô nhiễm hệ sinh thái rạn san hô, rạn đá ven bờ.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Giảm cường độ khai thác, giới hạn kích thước, thiết bị đánh bắt và sản lượng đánh bắt, cấp giấy phép đánh bắt, khoanh vùng bảo vệ. Ngăn chặn các hoạt động phá hủy và làm suy thoái các rạn san hô, rạn đá, hạn chế xây dựng các công trình ven biển làm mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường sống. Nghiên cứu nhân nuôi để giảm cường độ khai thác ngoài tự nhiên. Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái).
Tài liệu tham khảo
Geiger D.L. (1998). Recent genera and species of the family Haliotidae (Gastropoda: Vetigastropoda). The Nautilus, 111: 85-116.