Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Khánh Hoà (Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Tằm), Quảng Ngãi (đảo Lý Sơn), Bà Rịa-Vũng Tàu (Côn Đảo).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-30m
Độ cao ghi nhận cao nhất
-20m
Thế giới
Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đỏ.
Bản đồ (hình ảnh)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố chủ yếu ở vùng ven biển miền Trung trở vào phía Nam. Sinh cảnh sống là các rạn san hô bị phá hủy và suy thoái. Loài này cũng bị săn bắt cạn kiệt để làm thực phẩm và đồ mỹ nghệ. Quần thể ước tính bị suy giảm > 80% trong khoảng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Bị săn bắt mạnh, mức độ suy giảm khoảng 90% trong vòng 10 năm qua. Phạm vi phân bố hiện tại ước tính dưới 100 km2. Mới chỉ tìm thấy ở Khánh Hoà, Côn Đảo, Lý Sơn. Phân bố hẹp, số lượng có rất ít, là đối tượng bị săn bắt, dễ bị tuyệt chủng.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở vùng dưới triều đáy cứng hoặc đáy cát, ven và trong các rạn san hô.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Thường ăn Sao biển gai (Acanthaster planci). Sao biển gai ăn polyps của san hô và là mối đe dọa rất lớn đến các rạn san hô. Do vậy Ốc tù và có ý nghĩa sinh học trong việc bảo vệ các rạn san hô.
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị đánh bắt để làm thực phẩm, vỏ rất đẹp nên được chế tác làm đồ lưu niệm (Abbott 1973).
Mối đe dọa
Loài này chủ yếu sống ở rạn san hô nên sinh cảnh sống rất dễ bị tác động. Khai thác quá mức nguồn lợi hải sản và phá hủy các rạn san hô, nạo vét, nhận chìm, bồi lắng, xả thải, ô nhiễm dầu và hóa chất, biến đổi khí hậu là những mối đe dọa chính đối với loài này.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Xây dựng hồ sơ đưa loài này vào danh sách các loài cần bảo vệ. Bảo vệ nơi sống của loài, cấm khai thác san hô, không dùng lưới giã cào kéo ở những vùng đáy sâu gần bờ. Cần khoanh vùng để bảo vệ cho từng quần thể. Kiểm soát các hoạt động khai thác và tiêu thụ loài này.
Tài liệu tham khảo
Abbott R.T. (1973). The kingdom of the seashell. Hamlyn, London, 256 pp.
Đỗ Văn Tứ, Takenori Sasaki, Lê Hùng Anh & Hoàng Ngọc Khắc (2021). Ghi nhận thêm các loài thân mềm phổ biến (Gastropoda và Bivalvia) ở ven biển, ven đảo Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 346 trang.