Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vĩnh Phúc (Tam Đảo).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Bản đồ (hình ảnh)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
D2
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện chỉ được ghi nhận ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo vào năm 1997. Diện tích vùng cư trú ước tính nhỏ hơn 20 km2. Diện tích phân bố hẹp cùng với các tác động của mất rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, canh tác nông và lâm nghiệp bên ngoài vùng đệm của Vườn quốc gia, lở đất và lũ quét có khả năng đe dọa đến sự tồn tại của loài (tiêu chuẩn D2).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Quần thể của loài đã bị suy giảm do bị diện tích vùng cư trú bị thu hẹp bởi phá rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa, phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường nước.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Suối vùng núi, nơi có vũng nước nông, chảy chậm, có nhiều mùn bã hữu cơ, nền đáy có nhiều đá tảng xen kẽ.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị khai thác làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa, phát triển du lịch quá mức, khai thác lâm sản ngoài gỗ, canh tác nông, lâm nghiệp, lũ quét, lở bùn và xói mòn nghiêm trọng trên các sườn dốc của vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo; khai thác cua làm thực phẩm.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Quản lý, bảo vệ môi trường sống của loài; đẩy mạnh giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về duy trì hệ sinh thái rừng tự nhiên hiện có, khôi phục các hệ sinh thái đã bị suy thoái, không khai thác loài cua này. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quần thể của loài.
Tài liệu tham khảo
Đặng Ngọc Thanh & Hồ Thanh Hải (2012). Tôm, Cua nước ngọt Việt Nam (Palaemonidae, Atyidae, Parathelphusidae, Potamidae), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 264 trang.
Esser L. & Cumberlidge N. (2008). Indochinamon cua. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T134860A4024748. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2008.RLTS.T134860A4024748.en. Accessed on 22 April 2023.
Yeo D.C.J. & Ng P.K.L. (1998). Freshwater crabs of the Potamon tannanti species group (Crustacea: Decapoda: Brachyura: Potamidae) from Northern Indochina. Raffles Bulletin of Zoology, 46(2): 627-650.
Yeo D.C.J. & Ng P.K.L. (2007). On the genus “”Potamon”” and allies in Indochina (Crustacea: Decapoda: Brachyura: Potamidae). Raffles Bulletin of Zoology, Supplement No. 16: 273-308.