Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Cao Bằng và Lạng Sơn.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Bản đồ (hình ảnh)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài phân bố hẹp ở các tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Chất lượng môi trường sống của loài đang bị suy thoái đáng kể từ các mối đe dọa như ô nhiễm nguồn nước, mất rừng và khai thác khoáng sản, xây dựng đập thủy điện. Loài cũng bị khai thác mạnh cùng với các loài trai, hến khác. Quần thể của loài ước tính đã bị suy giảm > 90% trong 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Trước năm 1975, loài này khá phổ biến ở sông Bằng, tỉnh Cao Bằng và sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn. Từ năm 1975 và đặc biệt là từ năm 1990 đến nay, số lượng cá thể của loài này đã bị giảm mạnh. Năm 2000-2001 và 2007-2010, các đợt khảo sát chung về thủy sinh vật đã không thể tìm thấy bất kỳ mẫu vật nào của loài này. Một đợt khảo sát dài ngày năm 2012, cũng chỉ tìm thấy 3 mẫu vỏ chết của loài này ở một suối của xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, Lạng Sơn. Chúng tôi ước tính loài đã phải chịu ít nhất một sự suy giảm 80% trong 30 năm qua. Thêm vào đó, môi trường sống của loài đang bị đe dọa mạnh bởi các hoạt động phá rừng để canh tác nông, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nước, xây dựng đập thủy điện nhỏ trên các sông, suối làm biến đổi dòng chảy.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sông, suối vùng trung du và miền núi.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Giống như các loài trai nước ngọt khác, loài này có chu kỳ sống phức tạp, trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển thành ấu trùng gọi là glochidia (giai đoạn có lông móc) trong các túi ấp của con cái. Sau khi glochidia được giải phóng khỏi cơ thể con cái, chúng phải gắn vào mang, vẩy, hoặc cơ thể của một hay vài loài cá (vật chủ) nhất định. Những glochidia này chỉ có thể sống sót nếu tìm đúng vật chủ thích hợp. Do giai đoạn ký sinh bắt buộc trên một số loài vật chủ nhất định nên những loài trai nước ngọt khá nhạy cảm với những thay đổi của môi trường và tác động của con người (McMahon & Bogan 2001).
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị khai thác làm thực phẩm, vỏ dùng làm dược liệu và đồ mỹ nghệ.
Mối đe dọa
Khai thác khoáng sản, đô thị hóa, xây dựng đập thủy điện, mất rừng, ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức được coi là những mối đe dọa chính đối với loài này.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Quản lý, bảo vệ sinh cảnh sống của loài, hạn chế tác động của mất rừng, khai thác khoáng sản, ô nhiễm nguồn nước và xây dựng đập thủy điện. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn các loài trai nước ngọt và đa dạng thủy sinh vật. Không đánh bắt trai. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quần thể của loài này.
Tài liệu tham khảo
Bogan A.E. (1993). Freshwater Bivalve Extinctions (Mollusca: Unionoida): A Search for Causes. American Zoologist, 33(6): 599-609.
Ðặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái & Phạm Văn Miên (1980). Ðịnh loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 573 trang.
Đặng Ngọc Thanh & Hồ Thanh Hải (2017). Trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam (Mollusca: Gastropoda, Bivalvia). Động vật chí Việt Nam, tập 29. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 360 trang.
Do V.T. (2020). Protunio messageri (amended version of 2011 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T171878A176980355. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T171878A176980355.en. Accessed on 22 April 2023.
McMahon R.F. & Bogan A.E. (2001). Mollusca: Bivalvia. Pp. 331-430. In: Thorp J.H. & Covich A.P. (eds), Ecology and Classification of North American Freshwater Invertebrates. Academic Press, San Diego.