Vietbocap thienduongensis

Bọ cạp thiên đường

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Quảng Bình (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng) (Lourenco & Pham 2010).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

150

Độ cao ghi nhận cao nhất

200

Thế giới

Chưa ghi nhận.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(iii)+2ab(iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện chỉ ghi nhận ở động Thiên Đường (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình); số lượng cá thể ước tính khoảng dưới 200 cá thể trưởng thành; diện tích của khu vực cư trú (AOO) khoảng 9 km2 < 10 km2, số điểm ghi nhận 1 (tiêu chuẩn B1ab(iii)); sinh cảnh sống của loài đã và đang bị suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác phát triển du lịch nhưng ở mức độ nhẹ (tiêu chuẩn B2ab(iii)). Ngoài ra, do nọc của bọ cạp có vai trò trong y dược học nên bị săn bắt và buôn bán trên thị trường trong nước và quốc tế. Do mức độ ảnh hưởng hiện tại chưa đến mức quá nghiêm trọng, quần thể có khả năng sinh sản tốt nên phân hạng ở mức đe dọa EN.

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Tran et al 2019 và Lourenco & Pham 2012 đánh giá bọ cạp Thiên Đường phân bố rất hẹp, kích cỡ quần thể nhỏ, khoảng dưới 200 cá thể trưởng thành trong hang động.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Bọ cạp thiên đường sống chuyên biệt trong môi trường hang động, không có ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ ổn định. Bắt gặp trên vách hoặc nền của hang động (Lourenco & Pham 2012).

Dạng sinh cảnh phân bố

Sinh cảnh hang động

Đặc điểm sinh sản

Đẻ con, bọ cạp non trải qua 5 lần lột xác (5 tuổi) trước khi hóa trưởng thành.

Thức ăn

Các loại côn trùng và động vật không xương sống kích thước nhỏ.

Sử dụng và buôn bán

Do nọc của bọ cạp có vai trò trong y dược học nên bị săn bắt bán cho thị trường trong nước và quốc tế.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị suy thoái do tác động của hoạt động phát triển du lịch hang động. Hàng năm, có hàng ngàn khách du lịch và người dân địa phương vào hang động nên môi trường sống của bọ cạp bị thu hẹp. Do có đời sống chuyên biệt trong hang động nên bọ cạp hang động rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường sống. Bọ cạp cũng bị săn bắt và buôn bán làm dược liệu.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Vùng phân bố của loài nằm trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nên được bảo vệ.

Đề xuất

Loài chỉ phân bố trong động Thiên Đường với kích thước quần thể rất nhỏ, cần bảo vệ sinh cảnh sống của loài.

Tài liệu tham khảo

Lourenco W.R. & Pham D.S. (2012). A second species of Vietbocap Lourenço & Pham, 2010 (Scorpiones: Pseudochactidae) from Vietnam. Comptes Rendus Biologies, 335(1): 80-85.
Pham D.S., Tran T.H. & Lourenco W.R. (2017). Diversity and endemicity in the scorpion fauna of Vietnam. A preliminary synopsis. Comptes Rendus Biologies, 340(2): 132-137.
Tran Thi Hang, Pham Dinh Minh, Nguyen Thi Yen & Pham Dinh Sac (2019). Assessment of the current status of the cave scorpion Vietbocap thienduongensis Lourenço & Pham, 2012 (Scorpiones: Pseudochactidae) in Thien Duong cave, Phong Nha – Ke Bang national park. Tạp chí Sinh học, 41(2SE1&2SE2): 95-99

Dữ liệu bên ngoài