Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo, Tây Thiên) (Kompier 2015, Hämäläinen & Karube 2001).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
700
Độ cao ghi nhận cao nhất
1592
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)+2ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này chỉ ghi nhận ở VQG Tam Đảo và khu vực Tây Thiên (tỉnh Vĩnh Phúc); diện tích phạm vi phân bố EOO < 100 km2, phân bố hẹp, số điểm ghi nhận là 2 (tiêu chuẩn B1ab(iii) và tiêu chuẩn D1); Diện tích vùng cư trú AOO < 10 km2, sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và du lịch ở xung quanh thị trấn Tam Đảo (tiêu chuẩn B2ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Loài này được Hämäläinen & Karube (2001) mô tả dựa trên 4 mẫu con đực và 2 mẫu con cái thu thập vào những năm 1990 ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Năm 2005 nhà nghiên cứu côn trùng học Đỗ Mạnh Cương quan sát có khoảng 50 cá thể ở một đoạn suối phía dưới Thác Bạc gần với thị trấn Tam Đảo (Delongee 2015). Tuy nhiên từ khoảng 2005-2010 quần thể của loài này ở suối Thác Bạc đã bị suy giảm nghiêm trọng do hoạt động phá rừng để trồng susu và xây dựng khách sạn phục vụ du lịch ở thị trấn, kéo theo sự ô nhiễm trầm trọng của con suối này (Do 2012). Năm 2015 Tom Kompier không quan sát thấy bất kỳ một cá thể nào của loài Rhinocypha orea ở Thác Bạc mà chỉ thấy một cá thể con đực trên con đường đi sang Tam Đảo 2. Đồng thời Kompier (2015) cũng ghi nhận có một quần thể của loài này ở khu du lịch tâm linh Tây Thiên. Nhìn chung, quần thể của loài ở Thác Bạc đã bị suy giảm nghiêm trọng nhưng một số quần thể ở gần các con suối khác trong Vườn quốc gia Tam Đảo và khu vực lân cận có lẽ vẫn còn phát triển ổn định.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Không có thông tin về sinh cảnh sống của loài này tại địa điểm thu mẫu, tuy nhiên có lẽ Suối nhỏ, có nhiều đá lớn ở giữa, nước chảy nhanh và quanh năm, có rừng hai bên bờ phát triển rậm rạp ở vùng núi cao, ẩm và lạnh (Do 2012).
Dạng sinh cảnh phân bố
Con trưởng thành sống ở rừng ẩm nhiệt đới vùng núi cao . Ấu trùng sống ở suối có nước quanh năm.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Các loại côn trùng nhỏ.
Sử dụng và buôn bán
Chưa có thông tin.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị tác động mạnh bởi các hoạt động canh tác nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở thị trấn Tam Đảo và Tây Thiên. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển của ấu trùng của loài.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Phân hạng EN của IUCN (Nguyen & Phan 2020).
Đề xuất
Khảo sát kỹ càng các con suối ở những độ cao khác nhau trong VQG Tam Đảo để xác định rõ ràng tình trạng phân bố, số lượng cá thể, quần thể của loài này trong tự nhiên. Bảo vệ sinh cảnh sống trong vùng phân bố của loài.
Tài liệu tham khảo
Delongee S. (2014). Vietnam Odonata: Close-up on dragonflies and damselflies from Vietnam. Available from http:// http://vietodonata.blogspot.com. [accessed 27 Aug. 2021].
Do M.C. (2012). A list updated threat species of dragonflies and damselflies (Odonata) of Vietnam. Proceedings of the 5th National Conference on Ecology and Biological Resource, 424-429 (Vietnamese, with English summary).
Hämäläinen M. & Karube H. (2001). Rhinocypha orea spec. nov., a new damselfly from southern Vietnam (Odonata: Chlorocyphidae). Zoologische Mededelingen, 75: 16-25.
Kompier T. (2014). Dragonflies and Damselflies of Vietnam. Available from http://odonatavietnam.blogspot.com. [accessed 27 Aug. 2021].
Nguyen T.H.T. & Phan Q.T. (2020). Rhinocypha orea (amended version of 2011 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T167465A177135454. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T167465A177135454.en. Accessed on 30 July 2022.