Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (Sông Chảy) (Hämäläinen 2014).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Không rõ
Độ cao ghi nhận cao nhất
Không rõ
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ae; B1ab(iii)+2ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này được thu thập cách đây hơn 120 năm từ một địa danh có lẽ thuộc sông Chảy của tỉnh Lào Cai (Hämäläinen 2014); cho đến nay chưa có ghi nhận nào thêm về quần thể của loài này ngoài tự nhiên (tiêu chuẩn A2ae); diện tích phạm vi phân bố EOO < 100 km2, số điểm ghi nhận là 1 (tiêu chuẩn B1ab(iii)); diện tích vùng cư trú nhỏ AOO < 10 km2, số điểm ghi nhận là 1; sinh cảnh sống của loài đã thay đổi rất nhiều do các hoạt động khai thác cát, phá rừng và ô nhiễm nguồn nước (tiêu chuẩn B2ab(iii)). Với mức độ ô nhiễm và sự suy thoái của các cánh rừng nguyên sinh tại địa điểm thu mẫu của loài này cho phép suy đoán quần thể của chúng có thể bị suy giảm mạnh, thậm chí là có thể đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Hämäläinen (2014) mô tả loài này từ 4 mẫu con đực và 3 mẫu con cái được thu thập vào khoảng năm 1895 bởi các nhà nghiên cứu người Pháp và lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Paris. Thông tin về địa điểm thu mẫu là “Haut Song-Chai, Tonkin”, mà theo suy đoán của (Hämäläinen, 2014) thì có thể là Sông Chảy thuộc tỉnh Lào Cai, gần với biên giới của tỉnh Yunnan, Trung Quốc. Từ đó đến nay chưa ghi nhận thêm bất kỳ cá thể nào của loài này trong tự nhiên.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Không có thông tin về sinh cảnh sống của loài này tại địa điểm thu mẫu, tuy nhiên có lẽ chúng cũng sinh sống ở gần các suối nước lớn, rộng, có nền cát và nhiều cây rừng phát triển hai bên bờ như các loài khác trong cùng giống.
Dạng sinh cảnh phân bố
Con trưởng thành sống ở rừng ẩm nhiệt đới vùng núi cao . Ấu trùng sống ở gần sông, suối có nước quanh năm.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Các loại côn trùng nhỏ.
Sử dụng và buôn bán
Chưa có thông tin.
Mối đe dọa
Hoạt động tàu thuyền, khai thác cát, phá rừng và ô nhiễm hai bên bờ sông Chảy có thể là nguyên nhân đe dọa tới sinh cảnh của loài này trong tự nhiên.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Không.
Đề xuất
Khảo sát kỹ càng dọc theo sông Chảy ở Lào Cai và một số sinh cảnh tương tự ở miền Bắc Việt Nam để xác định rõ ràng tình trạng phân bố, số lượng cá thể, quần thể của loài này trong tự nhiên. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong vùng phân bố.
Tài liệu tham khảo
Hämäläinen M. (2014). Indocypha neglecta sp. nov. from northern Vietnam (Odonata: Chlorocyphidae). Chlorocyphidae). Odonatologica, 43(1/2): 79-90.