Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo) (Karube 1995).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
700
Độ cao ghi nhận cao nhất
1592
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)+2ab(iii); D1
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này chỉ mới ghi nhận ở VQG Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), số lượng cá thể ghi nhận rất ít, chỉ có 4 mẫu được thu thập từ thời điểm công bố cho tới nay (Karube 1995, 2013); diện tích phạm vi phân bố EOO < 100 km2, phân bố hẹp, số điểm ghi nhận là 1 (tiêu chuẩn B1ab(iii) và tiêu chuẩn D1); diện tích vùng cư trú AOO < 10 km2, sinh cảnh sống của loài có lẽ đã và đang bị suy thoái do tác động của các hoạt động du lịch ở xung quanh thị trấn Tam Đảo (phù hợp tiêu chuẩn B2ab(iii)). Loài này cũng bị săn bắt làm tiêu bản trưng bày. Do quần thể vẫn có khả năng còn phát triển ở một vài con suối khác trong VQG Tam Đảo nên phân hạng ở mức VU.
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Karube (1995) mô tả loài này dựa trên 2 mẫu con đực và 1 con cái được thu thập vào khoảng từ năm 1991-1993 ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Sau đó Karube (2013) cũng bổ sung thêm 1 mẫu cái được thu vào năm 1996. Từ đó đến nay không có thêm thông tin gì về kích thước quần thể và mật độ của loài này ở Tam Đảo hay các nơi khác của miền Bắc Việt Nam.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Karube (1995) không mô tả sinh cảnh sống của loài, nhưng qua quan sát thực tế thì ở Tam Đảo chỉ có một dạng suối nhỏ, nước chảy quanh năm và có rừng hai bên bờ phát triển rậm rạp ở vùng núi cao, ẩm và lạnh.
Dạng sinh cảnh phân bố
Con trưởng thành sống ở rừng ẩm nhiệt đới vùng núi cao . Ấu trùng sống ở suối có nước quanh năm.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Các loại côn trùng nhỏ.
Sử dụng và buôn bán
Do con cái của loài này có cánh có màu sắc đẹp và hiếm gặp nên loài này là đối tượng bị săn bắt và buôn bán để sưu tập, mức giá trên thị trường quốc tế có thể lên tới $100/mẫu.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài đã bị tác động mạnh bởi các hoạt động phá rừng để canh tcs, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở thị trấn Tam Đảo. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển của ấu trùng của chúng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh sống của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Khảo sát kỹ càng các con suối ở những độ cao khác nhau trong VQG Tam Đảo để xác định rõ ràng tình trạng phân bố, số lượng cá thể, quần thể của loài này trong tự nhiên. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài ở khu vực phân bố. Kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán mẫu vật của loài này.
Tài liệu tham khảo
Karube H. (1995). On the genus Chlorogomphus (Anisoptera, Chlorogomphidae) of Indochina with description of six new species and little known species. Bulletin of Kanagawa Prefectural Museum (Natural Science), 24: 47-62.
Karube H. (2013). Survey of the Vietnamese Chlorogomphidae (Odonata), with special reference to grouping. Tombo, Fukui, 55: 13-43.