Teinopalpus aureus

Bướm phượng đuôi kiếm răng nhọn

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

T. a. shinkai: Yên Bái (Văn Chấn), Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo), Thanh Hóa, Nghệ An (VQG Pù Mát), Hà Tĩnh (KBTTN Vũ Quang), Thừa Thiên Huế (VQG Bạch Mã), Đà Nẵng, Quảng Nam; T. a. eminens: Đăk Nông, Lâm Đồng (VQG Bidoup - Núi Bà, Đà Lạt, Di Linh), Khánh Hòa (KBTTN Hòn Bà).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

1200

Độ cao ghi nhận cao nhất

1600

Thế giới

Lào, Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Phân loài T. a. shinkai ghi nhận ở 8 tỉnh từ miền Bắc đến Nam Trung bộ và phân loài T. a. eminens ghi nhận ở 3 tỉnh từ khu vực Tây Nguyên và Khánh Hòa; vùng phân bố của loài bị phân mảnh, sinh cảnh sống của loài bị tác động do chuyển đổi đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch; số lượng cá thể trưởng thành ghi nhận rất ít, thường không quá 2 cá thể trong một đợt khảo sát; loài này cũng bị khai thác, buôn bán làm tiêu bản trưng bày; kích cỡ quần thể của loài này bị suy giảm ước tính khoảng hơn 50% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Số lượng và kích thước quần thể hiếm gặp; độ phân tán thấp.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng tự nhiên. Ở miền Bắc và miền Trung, cá thể trưởng thành của phân loài T. aureus shinkai bắt gặp vào tháng 3-5 và tháng 7-9, ở khu vực Tây Nguyên, cá thể trưởng thành của phân loài T. aureus eminens bắt gặp vào tháng 3-4 (Vũ Văn Liên 2005, 2012, Vu et al. 2019).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh núi cao

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Loài này bị thu bắt để sưu tầm và buôn bán để trưng bày.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do mất rừng tự nhiên và tác động của canh tác nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng. Quần thể của loài suy giảm do bị săn bắt và buôn bán để làm cảnh.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Sinh cảnh sống của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ. Loài này có tên trong phụ lục II của CITES.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh trong vùng phân bố tự nhiên của loài; phục hồi quần thể trong tự nhiên; kiểm soát thu bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.

Tài liệu tham khảo

Mell R. (1923). Noch unbeschriebene Lepidopteren aus Südchina. Deutsche Entomologische Zeitschrift (2): 153.
Morita S. (1998). A new subspecies of Teinopalpus aureus Mall, 1923 from Vietnam (Lepidoptera: Papilionidae). Wallace, 4(2): 13-15.
Monastyrskii A. (2007). Butterflies of Vietnam: Papilionidae. Vol. 2. Cartographic Publishing House, Hanoi, Vietnam, 126pp + 31 plates.
Turlin B. (1991). Notes sur les epèces du genre Teinopalpus Hope et description de deux nouvelles sous-espèces et d’une forme appartenant à ce genre (Lepidoptera, Papilionidae). Bulletin de la Société de sciences naturelles, 70: 3-8.
Vũ Văn Liên (2005). Hiện trạng loài bướm quý hiếm Teinopalpus aureus ở Vườn Quốc gia Tam Đảo. Báo cáo khoa học, Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 107-109.
Vũ Văn Liên (2012). Hai loài bướm thuộc giống quý, hiếm Teinopalpus Hope, 1843 ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 34(3): 328-333.
Vũ Văn Liên (2015). Records of two species of Teinopalpus in Yen Bai Province, northern Vietnam. Butterflies, 70: 36-38.
Vu Van Lien, Takashi Miyagawa, Le Quynh Trang & Vo Dinh Ba (2019). New record of Teinopalpus aureus in Bach Ma mountain, central Vietnam. Butterflies, 80: 21-23.
Xing S., Au T.F., Dufour P.C., Cheng W.D., Yuan F.L., Jia F.H., Vu V.L., Wang M. & Bonebrake T.C. (2019). Conservation of data deficient species under multiple threats: Lessons from an iconic tropical butterfly (Teinopalpus aureus). Biological Conservation, 234: 154-164.
https://www.iucnredlist.org/species/21557/9301005

Dữ liệu bên ngoài