Phân loại
Tên khoa học
Loài Graphium phidias có 2 phân loài, đều ghi nhận ở Việt Nam, trong đó phân loài G. phidias obscurium chỉ phân bố ở Việt Nam (Yoshino 2017).
Phân bố
Việt nam
G. p. phidias: Lào Cai (VQG Hoàng Liên, Bát Xát, Ngai Tio ?), Hà Giang, Cao Bằng (VQG Phia Oắc - Phia Đén), Yên Bái, Nghệ An (KBTTN Pù Hoạt), Hà Tĩnh (Hương Sơn); G. p. obscurium: Lâm Đồng (Đà Lạt).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
>800
Độ cao ghi nhận cao nhất
1500
Thế giới
Lào.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Phân loài G. p. phidias ghi nhận ở 6 tỉnh ở phía Bắc và Trung bộ, phân loài G. p. obscurium ghi nhận ở tỉnh Lâm Đồng; vùng phân bố bị phân mảnh, sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch; quần thể nhỏ, số lượng cá thể trưởng thành ghi nhận rất ít, thường không quá 4 cá thể trong một đợt khảo sát; loài này cũng bị khai thác, buôn bán làm tiêu bản trưng bày; kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm trên 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các khu rừng tự nhiên (Vũ Văn Liên 2003, Bùi Xuân Phương 2011).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị thu bắt để sưu tầm và buôn bán làm cảnh.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng, khai thác lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch. Quần thể suy giảm do bị săn bắt và buôn bán để làm cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh sống của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong vùng phân bố tự nhiên của loài; phục hồi quần thể trong tự nhiên; kiểm soát thu bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.
Tài liệu tham khảo
Bùi Xuân Phương (2011). Một số nét đặc trưng của khu hệ Bướm Việt Nam. Báo cáo khoa học. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 4 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật . NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 260-264.
Cotton A.M. & Racheli T. (2006a). Notes on some Papilionidae of Laos and Vietnam (Lepidoptera, Papilionoidea). Fragmenta entomologica, Roma, 38(1): 145-154.
Cotton A.M. & Racheli T. (2006b). A preliminary annotated checklist of the Papilionidae of Laos with notes on taxonomy, phenology, distribution and variation. Fragmenta entomologica, Roma, 38(2): 279-378.
Monastyrskii A. (2007). Butterflies of Vietnam: Papilionidae. Vol. 2. Cartographic Publishing House, Hanoi, Vietnam, 126 pp + 31 plates.
Morita S. & Shinkai A. (1996). Description of a new subspecies Graphium phidias (Oberthur, 1906) from Laos. Futao, 23 : 9-11.
Oberthür C. (1906). Description d’une espèce nouvelle de Papilio (Lep. Rhop.) de l’Annam. Bulletin de la Société entomologique de France, 1906 (10) : 156.
Shinkai A. (1996). Records of Teinopalpus imperialis, T. aureus and Graphium phidias in Mt. Pia Oac N. Vietnam. Wallace, 2, 1996: 45.
Vũ Văn Liên (2003). Thành phần các loài bướm trên các đỉnh núi cao Hoàng Liên, Sa Pa, Lào Cai, Tạp chí sinh học, 25(1): 25-29.Yoshino T. (2017). Description of 3 New Subspecies from Central and Southern Vietnam Butterfly Science, 7: 25-31.