Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lào Cai, Cao Bằng (Hà Quảng), Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Phòng (VQG Cát Bà), Quảng Ninh, Hà Nội (VQG Ba Vì), Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Sơn La, Hòa Bình, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum (VQG Chư Mom Ray), Đăk Lăk, TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
800
Thế giới
Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Nhật Bản (Quần đảo Ryukyu), Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố rộng trên cả nước; kích cỡ quần thể của loài này bị suy giảm ước tính hơn 30% trong vòng 30 năm qua do sinh cảnh sống bị thu hẹp, ô nhiễm nguồn nước cũng như bị khai thác, buôn bán làm thực phẩm (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Số lượng và kích thước quần thể hiếm gặp; độ phân tán thấp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thiếu trùng sống ở nước của các khu rừng tự nhiên và bán tự nhiên, trưởng thành có tập tính hướng sáng khi vào mùa sinh sản (Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ 2008, Vũ Quang Mạnh, Lê Thị Bích Lam 2012).
Dạng sinh cảnh phân bố
Sông, suối, nhánh sông có nước quanh năm (Sinh cảnh 5.1)
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Trước năm 2000, loài này bị thu bắt để buôn bán làm thức ăn nên quần thể bị suy giảm mạnh. Hiện tại tình trạng săn bắt đã giảm nhưng quần thể nhỏ, khá hiếm gặp trong tự nhiên.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do nguồn nước bị ô nhiễm. Quần thể của loài bị suy giảm do săn bắt và buôn bán để làm thức ăn.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh sống của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong vùng phân bố tự nhiên của loài; phục hồi quần thể trong tự nhiên; kiểm soát việc thu bắt và buôn bán loài này.
Tài liệu tham khảo
Cao Thị Quỳnh Nga & Đặng Đức Khương (2011). Kết quả khảo sát thành phần loài bọ xít (Insecta: Heteroptera) ở khu vực Tây Nguyên. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ tư. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 223-231.
Distant W. L. (1906). The fauna of Bristish India including Ceylon and Burma. Rhynchota. Vol. 3 (Heteroptera –Homoptera). London (Taylor & Francis): 37-39.
Perez-Goodwyn P.J. (2006). Taxonomic revision of the subfamily Lethocerinae Lauck & Menke (Heteroptera: Belostomatidae)””. Stuttgarter Beiträge zur Naturkunde. Serie A (Biologie) 695: 1–71.
Sareein N., Kang J.H., Jung S.W., Phalaraksh C. & Bae Y.J. (2019). “”Taxonomic review and distribution of giant water bugs (Hemiptera: Belostomatidae: Lethocerinae) in the Palearctic, Oriental, and Australian regions””. Entomological Research. 49 (10): 462–473.
Tạ Huy Thịnh & Hoàng Vũ Trụ (2008). Phân bố các loài có giá trị bảo tồn ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 6. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 308-318.
Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ, Trần Thiếu Dư & Đặng Đức Khương (2013). Điều tra đa dạng côn trùng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua Trung Bộ và Tây Nguyên. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ năm. ISBN 978-604-60-0730-2. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 725-734.
Vũ Quang Mạnh & Lê Thị Bích Lam (2012). Đặc điểm hình thái giới tính loài cà cuống Lethocerus indicus (Lepeletier & Serville, 1825) và môi trường sống của chúng ở Việt Nam.Tạp chí Sinh học, 34 (2): 166-172.