Phân loại
Tên khoa học
Loài Jumnos rukeri có 4 phân loài, phân loài gốc ở Đông bắc Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan, 1 phân loài ở Malaysia, 1 phân loài ở Nam Trung Quốc (Hải Nam) và phân loài J. rukeri tonkinensis Nagai, 1992 phân bố ở Việt Nam.
Phân bố
Việt nam
Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ (VQG Xuân Sơn), Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo) (Nagai 1992).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
700
Độ cao ghi nhận cao nhất
1300
Thế giới
Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận ở 5 tỉnh miền Bắc, với số lượng cá thể trưởng thành ghi nhận rất ít, thường dưới 2 cá thể trong một đợt khảo sát. Sinh cảnh sống của loài bị tác động do chuyển đổi đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch. Kích cỡ quần thể của phân loài này bị suy giảm ước tính trên 30% trong vòng 30 năm qua do thu hẹp và suy thoái sinh cảnh giảm cũng như bị khai thác, buôn bán làm sinh vật cảnh (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Số lượng và kích thước quần thể hiếm gặp; độ phân tán thấp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các khu rừng tự nhiên ở miền Bắc (Trần Minh Hợi & Nguyễn Xuân Đặng 2008).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Trước năm 2000, loài này bị thu bắt nhiều để buôn bán để làm cảnh. Sau năm 2000, tình trạng thu bắt và buôn bángiảm nhưng quần thể của loài này nhỏ.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng và khai thác lâm sản. Quần thể suy giảm do bị săn bắt và buôn bán để làm cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh sống của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong vùng phân bố tự nhiên của loài; phục hồi quần thể trong tự nhiên; kiểm soát thu bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.
Tài liệu tham khảo
Nagai S. (1992). Studies on the subfamily Cetoniidae of Asia (6). Gekkan-Mushi, 251: 2-6.
Sakai K. & Nagai S. (1998). The Cetoniine Beetles of the World. Mushi-Sha. 233-244.
Saunders, W. W. (1839). Description of six new East Indies Coleoptera. Transactions of the Entomological Society of London, 2(3): 176-179.
Trần Minh Hợi & Nguyễn Xuân Đặng (2008). Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. NXB Giáo dục, Hà Nội, 188 tr.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm