Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Đắk Nông (KBTTN Nam Nung), Lâm Đồng (Bảo Lộc).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
800
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này chỉ ghi nhận ở 2 tỉnh Tây Nguyên với số lượng cá thể trưởng thành ghi nhận không quá 2 cá thể trong một đợt khảo sát. Sinh cảnh sống của loài bị tác động do chuyển đổi đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản và phát triển cơ sở hạ tầng; loài này cũng bị săn bắt, buôn bán làm sinh vật cảnh ở trong và ngoài nước. Kích cỡ quần thể của loài bị suy giảm ước tính khoảng hơn 50% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Số lượng và kích thước quần thể nhỏ, độ phong phú hiếm gặp; độ phân tán thấp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng tự nhiên ở Tây Nguyên (Nagai 1999, Prandi et al. 2021).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng để canh tác nông nghiệp và khai thác lâm sản. Quần thể suy giảm do bị săn bắt và buôn bán để làm cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh sống của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong vùng phân bố tự nhiên của loài; phục hồi quần thể trong tự nhiên; kiểm soát thu bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.
Tài liệu tham khảo
Nagai S. (1999). A new species of the genus Eupatorus from South Vietnam. Japanese Journal of Systematic Entomology, 5(1): 153-155.
Prandi M. & Grossi P.C. (2021). A new species of Eupatorus Burmeister, 1847 related to Eupatorus birmanicus Arrow, 1908 from southwestern China (Coleoptera: Scarabaeidae: Dynastinae). Zootaxa, 4966(1): 29-40.