Phân loại
Tên khoa học
Loài Dorcus antaeus có 3 phân loài, ở Việt Nam ghi nhận hai phân loài là D. antaeus miyashitai Fujita, 2010 và D. antaeus datei Fujita, 2010.
Phân bố
Việt nam
D. a. miyashitai: Lai Châu (Mường Tè, Tam Đường, Bình Lư, Phong Thổ, Tà Lèng), Lào Cai (VQG Hoàng Liên), Hà Giang (Quản Bạ), Cao Bằng (VQG Phia Oắc - Phia Đén), Yên Bái (Văn Chấn), Phú Thọ (VQG Xuân Sơn), Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo) (Nguyễn Quang Thái 2020); D. a. datei: Kon Tum (VQG Chư Mom Ray), Lâm Đồng (VQG Bidoup - Núi Bà, Đà Lạt) (Fujita 2010).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
600
Độ cao ghi nhận cao nhất
2000
Thế giới
Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Kích cỡ quần thể của loài này ở Việt Nam ước tính bị suy giảm trên 30% trong vòng 20 năm qua; sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch; loài này cũng bị săn bắt, buôn bán làm sinh vật cảnh ở trong và ngoài nước (tiêu chuẩn A2cd). Phân loài D. a. miyashitai ghi nhận ở 7 tỉnh phía Bắc, phân loài D. a. datei ghi nhận ở 2 tỉnh Tây Nguyên, tuy nhiên số lượng cá thể trưởng thành ghi nhận rất ít, thường dưới 3 cá thể trong mỗi đợt khảo sát.
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Số lượng và kích thước quần thể hiếm gặp; độ phân tán thấp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này sống trong rừng tự nhiên ở miền Bắc và Tây Nguyên (Fujita 2010; Nguyễn Quang Thái 2020).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi cao
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch và khai thác lâm sản. Quần thể suy giảm do bị săn bắt và buôn bán để làm cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh sống của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Sinh cảnh sống của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Tài liệu tham khảo
Didier R. & Séguy E. (1952). Catalogue Illustrè des Lucanides du Globe, Atlas. Encyclopedie entomologique. A(28), 112pls.
Didier R. & Séguy E. (1953). Catalogue Illustrè des Lucanides du Globe, Texte. Encyclopedie entomologique. A(27), 223pp., 136 figs.
Fujita H. (2010). The Lucanid Beetles of the World. Mushi-Sha, Tokyo, Japan. I: 19, 20, 255, plate 164.
Mizunuma T. & Nagai S. (1994). The Lucanid Beetles of the World. Mushi-Sha, Tokyo, Japan. I: 265, plate 93.
Nguyễn Quang Thái (2020). Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Lucanidae Latreille, 1804 (Insecta: Coleoptera) ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ sinh học. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, 130 tr.