Oxymonacanthus longirostris

Cá bò xanh hoa đỏ

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vùng biển Miền Trung và Quần đảo Trường Sa.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-35

Độ cao ghi nhận cao nhất

-0,5

Thế giới

Vùng biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A3c.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá bò xanh hoa đỏ sống phụ thuộc vào các rạn san hô Acropora như nguồn thức ăn duy nhất của chúng, do đó rất dễ bị mất môi trường sống. Ở Việt Nam, sinh cảnh sống của loài là các rạn san hô bị thu hẹp và suy thoái. Loài cá này cũng bị săn bắt để buôn bán cá cảnh. Kích cỡ quần thể của loài dự báo sẽ bị suy giảm > 30% trong 10 năm tới (tiêu chuẩn A3c).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Là loài cá đáy sống ở biển nhiệt đới trong các vùng rạn san hô ở độ sâu 0-35 m. Chúng thường kết cặp hoặc tập hợp thành đàn nhỏ, làm tổ gần các gốc san hô chết, thường là trên các đám tảo.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đáy gần bờ

Đặc điểm sinh sản

Là loài kết cặp một đực một cái. Con cái sau khi kết cặp đẻ trứng vào đám tảo, con đực phóng tinh trùng bên cạnh nó. Sau đó, cả hai bơi trở lại lãnh thổ của chúng. Loài này đẻ từ 200-300 trứng mỗi lứa. Tuổi thế hệ khoảng 2 năm.

Thức ăn

Thức ăn là các polyps san hô giống Acropora.

Sử dụng và buôn bán

Loài này rất phổ biến trong buôn bán cá cảnh. Tính đến năm 2003, ước tính hàng năm có gần 16.000 cá thể được ghi nhận buôn bán trên thị trường cá cảnh thế giới.

Mối đe dọa

Cá bò xanh hoa đỏ dễ bị suy giảm số lượng do mất môi trường sống là các rạn san hô. Loai này chịu áp lực khai thác cao để buôn bán cá cảnh.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Cần nghiên cứu về vùng phân bố, đặc điểm sinh học, sinh sản để có biện pháp bảo tồn hợp lý.

Tài liệu tham khảo

Barlow G. (1987). Spawning, eggs and larvae of the longnose filefish Oxymonacanthus longirostris, a monogamous coralivore. Environmental Biology, 20(3): 183-194.
Kokita T. & Nakazono A. (1999). Pair territoriality in the longnose filefish, Oxymonacanthus longirostris. Ichthyological Research, 46: 297-302.
Kokita T. & Nakazono A. (2001). Rapid response of an obligately corallivorous filefish Oxymonacanthus longirostris (Monacanthidae) to a mass coral bleaching event. Coral Reefs, 20: 155-158
Matsuura K. (2015). Taxonomy and systematics of tetraodontiform fishes: a review focusing primarily on progress in the period from 1980 to 2014. Ichthyology Research, 62: 72-113.
Matsuura K. & Motomura H. (2016). Oxymonacanthus longirostris (errata version published in 2017). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T70010721A115476659. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T70010721A70011814.en. Accessed: 3 March 2022.
Spalding M.D. & Jarvis G. (2002). Impacts of the 1998 coral mortality on reef fish communities in the Seychelles. Marine Pollution Bulletin, 44: 309-321.
Wabnitz C., Taylor M., Green E. & Razak T. (2003). From ocean to aquarium: the global trade in marine ornamental species. UNEP World Conservation Monitoring Centre, Cambridge, U.K.

Dữ liệu bên ngoài