Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Cá mú dây, Cá song vằn.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-70
Độ cao ghi nhận cao nhất
-1
Thế giới
Vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cá mú hoa nâu sống ở các rạn san hô, là đối tượng bị khai thác để làm thực phẩm, có giá trị cao. Do có tập tính sinh sản tập trung thành đàn nên loài này bị khai thác với số lượng lớn trong mùa sinh sản. Trên thế giới, quần thể của loài ước tính đã suy giảm > 30% kể từ năm 1970. Ở Việt Nam, việc khai thác thủy sản quá mức cũng đã tác động lên quần thể các loài cá rạn, trong đó có loài Cá mú hoa nâu, ước tính quần thể bị suy giảm > 30% trong 50 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Cá mú hoa nâu sống ở các rạn san hô, là đối tượng bị khai thác để làm thực phẩm, có giá trị cao. Do có tập tính sinh sản tập trung thành đàn nên loài này bị khai thác với số lượng lớn trong mùa sinh sản. Trên thế giới, quần thể của loài ước tính đã suy giảm > 30% kể từ năm 1970. Ở Việt Nam, việc khai thác thủy sản quá mức cũng đã tác động lên quần thể các loài cá rạn, trong đó có loài Cá mú hoa nâu, ước tính quần thể bị suy giảm > 30% trong 50 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Con trưởng thành sống ở các đầm phá, trong và ngoài rạn san hô. Cá con sống trong các thảm cỏ biển và các khu vực ven biển có độ mặn thấp hoặc cửa sông. Cá hoạt động, kiếm ăn chủ yếu vào lúc chạng vạng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Biển
Đặc điểm sinh sản
Cá mú hoa nâu di cư đến các địa điểm mà ở đó chúng tập hợp thành đàn để sinh sản, khoảng cách di chuyển lên đến 25 km, con đực thường đến địa điểm tập trung trước con cái. Nơi tập hợp sinh sản thường được hình thành trong các rãnh, rạn san hô và các đỉnh đá ngầm bên ngoài biển ở độ sâu 3-70 m tại các khu vực có diện tích 16-175 km²
Thức ăn
Ăn cá, cua và mực.
Sử dụng và buôn bán
Bị đánh bắt làm thực phẩm, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cá con cũng được khai thác từ tự nhiên để nuôi thương phẩm. Loài được nuôi phổ biến và buôn bán nhiều.
Mối đe dọa
Khai thác thủy sản quá mức làm thực phẩm và buôn bán. Sinh cảnh sống của loài là các thảm cỏ biển và rạn san hô cũng bị thu hẹp và suy thoái, tác động của biến đổi khí hậu (Burke et al. 2002).
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Nhóm II, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc không đánh bắt loài này từ tháng 3-6. Kích thước cá khai thác > 40 cm. Thả con giống Cá mú hoa nâu vào tự nhiên để phục hồi và tái tạo nguồn lợi của loài.
Tài liệu tham khảo
Burke L., Selig E. & Spalding M. (2002). Reefs at Risk in Southeast Asia. World Resources Institute.
Craig M.T., Sadovy de Mitcheson Y.J. & Heemstra P.C. (2011). Groupers of the world: a field and market guide. North America: CRC Press/Taylor and Francis Group, 356 pp.
Heemstra P.C. & Randall J.E. (1999). Serranidae. Pp. 2069-2790. In: Carpenter K.E. & Niem V.H. (eds.). FAO species identification guide for fishery purposes. The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 4. Bony fishes part 2 (Mugilidae to Carangidae). FAO, Rome.
Myers R.F. (1991). Micronesian reef fishes. Second edition. Coral Graphics, Barrigada, Guam, 298 pp.
Nguyễn Nhật Thi (2008). Cá biển Việt Nam. Bộ Cá vược (Perciformes) bao gồm các họ: họ cá Song (Serranidae), họ cá Căng (Theraponidae), họ cá Trác (Priacanthidae), và họ cá Sạo (Haemulidae). NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 244 trang.
Rhodes K.L., McIlwain J., Joseph E. & Nemeth R.S. (2012). Reproductive movement, residency and fisheries vulnerability of brown-marbled grouper, Epinephelus fuscoguttatus (Forsskål, 1775). Coral Reefs, 31: 443-453.
Rhodes K.L., Nemeth R.S., Kadison E. & Joseph E. (2014). Spatial, temporal and environmental dynamics of a multi-species spawning aggregation in Pohnpei, Micronesia. Coral Reefs, 33: 765-775.
Robinson J., Graham N.A.J., Cinner J.E. Almany G.R. & Waldie P. (2015). Fish and fisher behaviour influence the vulnerability of groupers (Einephelidae) to fishing at a multispecies spawning aggregation site. Coral Reefs, 34: 371-382.
Sadovy de Mitcheson Y., Tam I., Muldoon G., le Clue S., Botsford E. & Shea S. (2017). The trade in live reef food fish – going, going, gone. ADM Capital Foundation Report. Part I Swimming Against the Tide and Part II Slipping through the Net, Policy and Regulations in Hong Kong. Hong Kong Special Administrative Region.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm