Epinephelus bruneus

Cá song nâu

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Miền Trung.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-200

Độ cao ghi nhận cao nhất

-5

Thế giới

Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc (kể cả Đài Loan).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2bd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá song nâu bị khai thác quá mức làm thực phẩm, kể cả con non, điều này làm tăng khả năng suy giảm quần thể ngoài tự nhiên. Ở Việt Nam, loài này thường bắt gặp ở vùng cửa sông, đầm phá và vũng vịnh, chủ yếu là con non, cá trưởng thành rất hiếm gặp. Quần thể của loài ước tính suy giảm > 30% trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2bd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Loài cá này có vùng phân bố giới hạn tại một số nước như Trung Quốc, Đài Loan… Theo đánh giá chung loài này suy giảm quần thể từ 30-50% trên toafn vùng phân bố Hiện tại có tương đối ít thông tin về loài này trên hầu hết phạm vi phân bố của chúng (To et al., 2018). Tại Việt Nam, loài cá này được ghi nhận trong một số công trình công bố và cho biết chúng bắt gặp vùng biển Quảng Ninh – Cát Bà (Nguyễn nhật Thi, 2003, 2008; Nguyễn Nhật Thi (chủ biên) & Nguyễn Văn Quân, 2005). Loài cá song nâu được ghi nhận tại Đà Nẵng, cửa sông Thu Bồn (Quảng Nam), Đầm Thị Nại (Bình Định) và Nha Phu (Khánh Hòa) (Võ Văn Quang, 2018). Sự bắt gặp chủ yếu là cá có kích thước nhỏ tại cửa sông Thu Bồn (Quảng Nam) và Đầm Thị Nại (Bình Định), theo ngư dân khai thác nhiều năm tại các vùng của sông và đầm phá cho biết số lượng bắt gặp loài Cá song nâu rất hiếm.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài này sinh sống ở đáy bùn và các rạn san hô và rạn đá, kể cả các rạn san hô nhân tạo (Craig et al. 2011).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đáy biển, trong rạn san hô hoặc rạn đá (Craig et al., 2011).

Đặc điểm sinh sản

Là loài có khả năng chuyển đổi giới tính trong quần đàn (Craig et al. 2011).

Thức ăn

Các loại cá đáy.

Sử dụng và buôn bán

Loài này được coi là loại cá có thịt rất ngon, có giá trị kinh tế cao.

Mối đe dọa

Khai thác quá mức, mất nơi cư trú và bãi ương dưỡng.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Quy định thời gian khai thác từ tháng 5-7 và tháng 9-3, kích thước cá khai thác > 55 cm. Cần nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái để làm cơ sở bảo tồn loài này.

Tài liệu tham khảo

Craig M.T., Sadovy de Mitcheson Y.J. & Heemstra P.C. (2011). Groupers of the world: a field and market guide. North America: CRC Press/Taylor and Francis Group, 356 pp.
Heemstra P.C. & Randall J.E. (1993). FAO species catalogue. Vol. 16. Groupers of the world (Family Serranidae, Subfamily Epinephelinae). An annotated and illustrated catalogue of the grouper, rockcod, hind, coral grouper and lyretail species known to date. FAO, Rome.
Nguyễn Nhật Thi (2008). Cá biển Việt Nam. Bộ Cá vược (Perciformes) bao gồm các họ: họ cá Song (Serranidae), họ cá Căng (Theraponidae), họ cá Trác (Priacanthidae), và họ cá Sạo (Haemulidae). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 244 trang.
To A., Amorim P., Choat J.H., Law C., Ma K., Myers R., Rhodes K., Sadovy Y., Samoilys M. & Suharti S. (2018). Epinephelus bruneus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T135381188A100573599. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T135381188A100573599.en. Accessed on 05 March 2022.
To A.W.L. & Sadovy de Mitcheson Y. (2009). Shrinking baseline: the growth in juvenile fisheries, with the Hong Kong grouper fishery as a case study. Fish and Fisheries, 10(4): 396-407.
Võ Văn Quang (2018). Đa dạng loài họ Cá mú (Sserranidae) vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 18(4A): 101-113.
Wilson K.D.P. (2003). Artificial Reefs and Reef Fish in Hong Kong. Friends of the Country Parks and Cosmo Books Ltd., Hong Kong.

Dữ liệu bên ngoài