Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vùng biển Miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-40
Độ cao ghi nhận cao nhất
-1
Thế giới
Phân bố ở vùng Biển Đỏ vùng biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2d.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Trên thế giới, quần thể của loài Cá mó đầu gù này ước tính đã suy giảm > 30% trong vòng 30 năm qua do bị khai thác quá mức và sinh cảnh sống bị suy thoái (Dulvy & Polunin 2004). Ở Việt Nam, loài này hiếm gặp trong tự nhiên, đôi khi ghi nhận ở vùng rìa rạn san hô của các đảo xa bờ như quần đảo Trường Sa. Sinh cảnh sống của loài là các rạn san hô và rừng ngập mặn đã bị thu hẹp và suy thoái. Loài này cũng bị đánh bắt làm thực phẩm. Quần thể cả loài ước tính đã suy giảm > 30% trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2d).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp. chỉ bắt gặp ở các đảo ngoài khơi như đảo xa bờ, quần đảo Trường Sa.
Xu hướng quần thể
Không rõ
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp. chỉ bắt gặp ở các đảo ngoài khơi như đảo xa bờ, quần đảo Trường Sa.
Dạng sinh cảnh phân bố
Thường tập trung thành dàn nhỏ, kiếm ăn ở các rạn san hô.
Đặc điểm sinh sản
Đẻ trứng, trứng nổi. Sinh sản theo chu kỳ trăng, thường tập trung thành đàn để đẻ trứng (Gladstone 1986). Trứng và ấu trùng có dạng phù du.
Thức ăn
Ăn tảo đáy, san hô sống, sứa biển. Đôi khi cá dùng đầu húc vào san hô để tìm kiếm thức ăn. Ban đêm, cá thường tìm vào các hang, hốc để trú ẩn.
Sử dụng và buôn bán
Sử dụng làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Cá mó đầu gù có đời sống gắn liền với rạn san hô và rừng ngập mặn ven biển. Sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn và sự suy thoái của các rạn san hô đã ảnh hưởng lớn đến sinh cảnh sống của lòa. Do có tập tính ngủ đêm, trú ngụ trong các hang, hốc đá của loài này nên dễ bị thợ lặn đánh bắt (Comeros-Raynal et al. 2012).
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài Cá mó đầu gù có tên trong Nhóm I, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc cấm đánh bắt và thả chúng lại biển khi còn sống. Bảo vệ các rạn san hô và rừng ngập mặn là nơi sống của loài này. Quản lý chặt chẽ việc đánh bắt và buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước.
Tài liệu tham khảo
Bellwood D.R. & Choat J.H. (1989). A description of the juvenile phase colour patterns of 24 parrotfish species (Family Scaridae) from the Great Barrier Reef, Australia. Records of the Australian Museum, 41: 1-41.
Chan T., Sadovy Y. & Donaldson T.J. (2012). Bolbometopon muricatum. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T63571A17894276. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012.RLTS.T63571A17894276.en. Accessed on 08 October 2022.
Choat J.H. & Randall J.E. (1986). A review of the parrotfishes (Family Scaridae) of the Great Barrier Reef of Australia with description of a new species. Records of the Australian Museum, 38: 175-228.
Donaldson T.J. & Dulvy N.K. (2004). Threatened fishes of the world: Bolbometopon muricatum (Valenciennes 1840) (Scaridae). Environmental Biology of Fishes, 70: 373.
Gladstone W. (1986). Spawning behavior of the bumphead parrotfish, Bolbometopon muricatum at Yonge Reef, Great Barrier Reef. Japanese Journal of Ichthyology, 33(3): 326-328.
Myers R.F. (1989). Micronesian Reef Fishes: A practical guide to the identification of the coral reef fishes of the tropical central and western Pacific. Coral Graphics, Barrigada, Guam.
Nguyen H.P. (1998). The species composition of coral reef fishes in the Spratly islands, Central South China Sea. The Marine Biology of the South China Sea (ed. B. Morton). Proceedings of the Third International Conference on the Marine Biology of the South China Sea, Hong Kong, 28 October – 1 November 1996. Hong Kong: Hong Kong University Press, 113-128.
Nguyễn Huy Yết & Đặng Ngọc Thanh (2008). Nguồn lợi sinh vật và các hệ sinh thái ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 199 trang.
Randall J.E., Allen G.R. & Steene R.C. (1990). Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. University of Hawaii Press, Honolulu, Hawaii.