Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Loài Hippocampus japonicus trước đây từng được ghi nhận ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số mẫu vật thu ở Việt Nam đã được định loại lại là loài H. mohnikei. Kết quả phân tích ban đầu cho thấy có sự khác biệt về mặt di truyền giữa mẫu cá thu ở Việt Nam với mẫu thu ở Nhật Bản (Lourie et al. 1999, 2016).
Phân bố
Việt nam
Vùng biển Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kiên Giang.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-10
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Nhật Bản.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd+4cd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cá ngựa mõm ngắn bị đánh bắt cùng với các loài cá ngựa khác để làm dược liệu cổ truyền. Sinh cảnh sống ở biển bị thu hẹp và suy thoái. Loài này hiện chỉ còn tìm thấy ở Kiên Giang, rất hiếm gặp. Quần thể ở Việt Nam ước tính đã suy giảm > 50% trong vòng 10 năm qua và dự báo sẽ tiếp tục suy giảm với mức độ tương tự trong 10 năm tới (tiêu chuẩn A2cd+4cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Chưa có số liệu đánh giá về hiện trạng quần đàn cá ngựa móm ngắn. Tại Việt Nam, trước đây, đánh giá số lượng trong tự nhiên rất ít, dự đoán quần thể suy giảm nghiêm trọng. Do cùng sống trong môi trường sinh thái nên loài cá ngựa mõm ngắn cũng bị đánh bắt triệt để như các loài cá ngựa khác, dự đoán số lượng giảm ít nhất là 20%/ năm và có nguy cơ bị huỷ diệt trong tự nhiên trong tương lai tương đối gần (Sách đỏ Viêt Nam, 2007). Theo điều tra đánh giá sơ bộ cá ngựa mõm ngắn ở Việt Nam giảm khoảng hơn 90% so với 10 năm trước. Trước đây chúng tìm thấy ở Khánh Hòa, nhưng hiện nay không còn bắt gặp trong nhiều năm qua,, chỉ còn tìm thấy ở Phú Quốc (Kiên Giang) với số lượng ít, chiếm 0,8% trong tổng số cá thể điều tra (Vũ Ngọc Út và Tô Công Tâm, 2013).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở các thảm cỏ biển vùng biển ven bờ và cửa sông (Masuda et al. 1984, Lourie et al. 1999).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Kích thước của cá thể thành thục 5,5 cm (Jiaxin 1990).
Thức ăn
Ăn các loại giáp xác nhỏ, mysids, amphipod.
Sử dụng và buôn bán
Bị đánh bắt và buôn bán làm hàng mỹ nghệ và dược liệu cổ truyền. Loài này có kích nhỏ nên giá trị kinh tế không cao nên không bị đánh bắt có chủ đích.
Mối đe dọa
Bị đánh bắt và buôn bán làm hàng mỹ nghệ và dược liệu cổ truyền. Loài này có kích nhỏ nên giá trị kinh tế không cao nên không bị đánh bắt có chủ đích.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục II CITES
Đề xuất
Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt và buôn bán loài này ở trong nước và quốc tế. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố làm cơ sở bảo tồn loài. Thực hiện các chương trình bảo tồn nguyên vị và chuyển vị.
Tài liệu tham khảo
Jiaxin C. (1990). Brief introduction to mariculture of five selected species in China (Section 1: Seahorse culture). Working paper. FAO/UNDP Regional Seafarming Development and Demonstration Project, Bangkok, Thailand.
Lourie S.A., Pollom R.A. & Foster S.J. (2016). A global revision of the seahorses Hippocampus Rafinesque 1810 (Actinopterygii: Syngnathiformes): Taxonomy and biogeography with recommendations for further research. Zootaxa, 4146(1): 1-66.
Lourie S.A., Pritchard J.C., Casey S.P., Truong S.K., Hall H.J. & Vincent A.C.J. (1999a). The taxonomy of Vietnam’s exploited seahorses (family Syngnathidae). Biological Journal of the Linnean Society, 66(2): 231-256.
Lourie S.A., Vincent A.C.J. & Hall H.J. (1999b). Seahorses – An Identification Guide to the World’s Species and their Conservation. Project Seahorse, London, UK, 213 pp.
Masuda H., Amaoka K., Araga C., Uyeno T. & Yoshino T. (1984). The Fishes of the Japanese Archipelago. Tokai University Press, Tokyo, Japan, 437 pp.
Vũ Ngọc Út & Tô Công Tâm (2013). Thành phần loài và hiện trạng khai thác cá ngựa (Hippocampus spp.) ở Phú Quốc – Kiên Giang. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2012”, Nha Trang, 12-14/9/2012, trang 36-45.