Mobula birostris

Cá nạng hải

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vịnh bắc Bộ, Biển Đông và vùng biển Tây Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-1000

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển ôn đới và nhiệt đới từ 42°N-38°S và 180°W-180°E.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá nạn hải là đối tượng khai thác của nghề giã cào, lưới rê, câu. Loài này co chu kỳ sinh sản dài, số lượng con sinh sản ít. Trên thế giới, quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 50% trong 85 năm (Marshall et al. 2020). Sinh cảnh sống của loài này ở vùng ven bờ cũng bị thu hẹp và suy thoái. Ở Việt Nam, quần thể của loài ước tính cũng bị suy giảm > 50% trong khoảng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Vùng biển ven bờ đến ngoài khơi gần rạn, dọc theo vùng thường có nước trồi, các đảo ngoài khơi (Marshall et al. 2009).

Dạng sinh cảnh phân bố

Sống ở biển

Đặc điểm sinh sản

Là loài đẻ con. Thành thục sinh dục khi chiều rộng đĩa thân đạt 350-400 cm ở cá đực và 380-500 cm ở cá cái (Last et al. 2016, Stevens et al. 2018). Cá nạn hải sinh con, mỗi lứa đẻ một con, con sơ sinh có chiều rộng đĩa thân 122-127 cm (Rambahiniarison et al. 2018). Chu kỳ sinh sản có thể là 4-5 năm, con cái chỉ sinh 4-7 con trong suốt vòng đời (Marshall et al. 2020). Tuổi sinh sản lần đầu khoảng 8,6 năm, nhưng có thể đến 12 năm, phụ thuộc vào nguồn thức ăn (Rambahiniarison et al. 2018).

Thức ăn

Ăn động vật phù du, giáp xác, mực và cá nhỏ.

Sử dụng và buôn bán

Loài này sử dụng làm thực phẩm, thịt làm thức ăn cho người, tấm mang có giá trị cao làm dược liệu.

Mối đe dọa

Khai thác thủy sản quá mức.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Có tên trong Phụ lục II CITES và nhóm I, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế.

Tài liệu tham khảo

Compagno L.J.V. & Last P.R. (1999). Myliobatidae. Eagle rays. Pp. 1511-1519. In: Carpenter K.E. & Niem V.H. (eds). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. The Living Marine Resources of the Western Central Pacific. Volume 3. Batoid Fishes, Chimaeras and Bony Fishes. Part 1 (Elopidae to Linophrynidae). FAO, Rome.
Marshall A., Barreto R., Carlson J., Fernando D., Fordham S., Francis M.P., Derrick D., Herman K., Jabado R.W., Liu K.M., Rigby C.L. & Romanov E. (2020). Mobula birostris. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T198921A68632946. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T198921A68632946.en. Accessed on 06 March 2022.
Nguyen L. (2006). Data collection on shark fisheries in Viet Nam. Pp. 131-163. In: Report on the Study on Shark Production, Utilization and Management in the ASEAN Region 2003-2004, Southeast Asian Fisheries Development Center, Bangkok, Thailand.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp Cá sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Rambahiniarison J.M., Lamoste M.J., Rohner C.A., Murray R., Snow S., Labaja J., Araujo G. & Ponzo A. (2018). Life history, growth, and reproductive biology of four mobulid species in the Bohol Sea, Philippines. Frontiers in Marine Science, 5: fmars.2018.00269.
Sea Around Us (2022). Catches by Functional groups in the waters of Viet Nam. https://www.seaaroundus.org/ (Accessed: February 2022).
Vo S.T., Pernetta J.C. & Paterson C.J. (2013). Status and trends in coastal habitats of the South China Sea. Ocean and Coastal Management, 85(B): 153-163.
Weigmann S. (2016). Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology, 88(3): 837-1037.

Dữ liệu bên ngoài