Phân loại
Tên khoa học
Ghi nhận trước đây của loài Cá ó sao chấm trắng Aetobatus narinari (Euphrasen, 1790) ở Việt Nam đã được định loại lại là Cá ó sao Aetobatus ocellatus (Kuhl, 1823) (White et al. 2010, Schluessel et al. 2010).
Phân bố
Việt nam
Vịnh bắc Bộ, Biển Đông và vùng biển Tây Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-60
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cá ó sao là đối tượng khai thác của nghề giã cào, lưới quàng và nghề lưới rê tầng đáy. Trên thế giới, quần thể của loài ước tính suy giảm > 30% trong 36 năm (3 thế hệ) (Kyne et al. 2016). Mức độ suy giảm nguồn lợi của nhóm cá cá mập, cá đuối và cá giống trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khá cao. Kích cỡ quần thể của loài này ước tính suy giảm tương đương mức của thế giới, khoảng > 30% trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Tình trạng quần thể của loài cá ó sao tại vùng biển Việt Nam không được biết. Tuy nhiên dựa vào dữ liệu đánh bắt được cấu trúc lại cho thấy nhóm cá sụn trong vùng đặc quyền kinh tế giảm 97% trong 29 năm từ 1986 đến 2014 (Pauly et al., 2020). Những suy giảm này của cá mập, cá đuối và cá giống có thể được suy đoán sự giảm quần thể hiện tại của loài cá ó sao. Sản lượng của các loài cá đuối có kích thước lớn hơn hoặc bằng 90cm tại vùng biển Việt Nam có sản lượng suy giảm trong năm 2002 là 120 tấn và năm 2009 với 10 tấn (Sea Around Us, 2022). Nhìn chung loài này có xu thế giảm tại Việt Nam, sự suy giảm ước lượng ít nhất tương đương với xu thế chung của thế giới là hơn 30%.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống vùng ven bờ, vùng nước lợ và thềm lục địa (Last et al. 2010)
Dạng sinh cảnh phân bố
Sống đáy
Đặc điểm sinh sản
Là loài đẻ con, thành thục sinh dục khi chiều rộng đĩa thân đạt 100-130 cm ở con đực, 150 cm ở con cái ( Last et al. 2010, Schluessel et al. 2010). Cá cái mỗi lứa đẻ 1-4 con, thời gian mang thai khoảng12 tháng (Kyne et al. 2016), con sơ sinh có chiều rộng đĩa thân khoảng 33-36 cm (Last et al. 2010).
Thức ăn
Ăn các loại hai mảnh vỏ và động vật không xương sống đáy.
Sử dụng và buôn bán
Sử dụng làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Loài này bị đánh bắt bởi các loại ngư cụ như giã cào, lưới rê tầng đáy, lưới quàng, câu.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quần thể để đưa ra các khuyến nghị đối với công tác bảo tồn.
Tài liệu tham khảo
Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quần thể để đưa ra các khuyến nghị đối với công tác bảo tồn.