Aetobatus narutobiei

Cá ó không chấm lớn

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vịnh Bắc Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-60

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Tây Thái Bình Dương (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ad.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá ó không chấm lớn là loài mới được mô tả năm 2013. Trên thế giới, quần thể của loài này ước tính bị suy giảm số lượng > 30% trong gần 10 năm (Rigby et al. 2021). Ở Việt Nam, loài này hiện chỉ ghi nhận ở vịnh Bắc Bộ, bị đánh bắt làm thực phẩm. Quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 10 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Vùng biển Tây Thái Bình Dương (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản).

Dạng sinh cảnh phân bố

Cá sống đáy

Đặc điểm sinh sản

Cá đi vào vùng nước cửa sông để sinh sản vào các tháng mùa hè và di chuyển ra ngoài khơi vào mùa đông. Mỗi lứa đẻ 1-7 con, con sơ sinh có chiều rộng đĩa thân 33-35 cm. Tuổi trưởng thành của con cái là 7 tuổi và tuổi thọ tối đa là 19 tuổi, tuổi thế hệ là 12 năm (White et al. 2013, Shimamoto et al. 2019, Rigby et al. 2021).

Thức ăn

Ăn động vật đáy như cá, tôm, cua.

Sử dụng và buôn bán

Thường sử dụng để lấy thịt, vây và gan và làm bột cá.

Mối đe dọa

Loài này bị khai thác có mục đích bởi các loại ngư cụ như giã cào, rê tầng đáy và câu tầng đáy.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Giảm khai thác thủy sản vùng biển ven bờ. Đưa loài cá ó không chấm lớn vào danh sách những loài cá cần được bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

Last P., White W., de Carvalho M., Séret B., Stehmann M. & Naylor G. (ed.) (2016). Rays of the World. Clayton, CSIRO Publishing, 801 pp.
Rigby C.L., Derrick D., Dyldin Y.V., Herman K., Ishihara H., Jeong C.H., Semba Y., Tanaka S., Volvenko I.V., Walls R.H.L. & Yamaguchi A. (2021). Aetobatus narutobiei. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T104021947A104021988. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T104021947A104021988.en. Accessed on 2 March 2022.
Sea Around Us (2022). Catches by functional groups in the waters of Viet Nam. https://www.seaaroundus.org/ (Accessed: February 2022).
SEAFDEC (2017). Report on Regional Sharks Data Collection 2015 to 2016. Results from data collection 2015 to 2016: Results from data collection in sharks project participating countries. SEAFDEC Secretariat. Southeast Asian Fisheries Development Center.
Shimamoto A., Hijiya A., Minpo S., Yamasaki H., Wanishi A., Sakai Y. & Hashimoto, H. (2019). Age and growth of the Naru eagle ray, Aetobatus narutobiei, off Sanyo-Onoda City, in the western Seto Inland Sea. Bulletin of the Hiroshima University Museum, 11: 15-24.
White W.T., Furumistu K. & Yamaguchi A. (2013). A new species of eagle ray Aetobatus narutobiei from the Northwest Pacific: an example of the critical role taxonomy plays in fisheries and ecological sciences. PLOS ONE, 8(12): e83785.

Dữ liệu bên ngoài