Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Từ vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Tây Nam.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-75
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ở Việt Nam, Cá đuối bướm hoa phân bố ở độ sâu nằm trong vùng hoạt động của các loại ngư cụ, nhất là giã cào, cá kích thước nhỏ thường đánh bắt trong các nghề rê tầng đáy, bẫy; ở vùng ven bờ và cửa sông chúng còn bắt gặp trong nghề đăng, đáy. Do gia tăng số lượng của các loại nghề khai thác và cường lực khai thác, ước tính quần thể của loài đã suy giảm > 30% trong 45 năm qua (ba thế hệ) (tiêu chuẩn A2ad).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Phân bố ở vùng biển nhiệt đới ven bờ hoặc xa bờ, ở độ sâu 0-75 m (Last et al. 2016).
Dạng sinh cảnh phân bố
Sống tầng đáy, nền đáy cát (Sinh cảnh 9.4)
Đặc điểm sinh sản
Kết cặp sinh sản, đẻ con, mỗi lứa đẻ 1-7 con, con sơ sinh có đĩa thân rộng 24-26 cm (James 1966, Last et al. 2016).
Thức ăn
Ăn cá, giáp xác và thân mềm (Menon et al. 2020).
Sử dụng và buôn bán
Sử dụng làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Đánh bắt cá và khai thác thủy sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống và hạn chế đánh bắt cá con và cá mẹ mang thai. Giảm cường độ khai thác thủy sản vùng biển ven bờ. Nghiên cứu về phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái và tình trạng đánh bắt để xây dựng kế hoạch bảo tồn loài.
Tài liệu tham khảo
Last P., White W., de Carvalho M., Séret B., Stehmann M. & Naylor G. (ed.) (2016). Rays of the World. Clayton, CSIRO Publishing, 801 pp.
Menon M., Maheswarudu G., Ramulu K.S. & Kizhakudan S.J. (2020). Reproductive biology and diet of the longtail butterfly ray Gymnura poecilura (Shaw, 1804) along western Bay of Bengal. Journal of the Marine Biological Association of the United Kingdom, 100(3): 461-470.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Sherman C.S., Akhilesh K.V., Bin Ali A., Bineesh K.K., Derrick D., Dharmadi, Ebert D.A., Fahmi, Fernando D., Haque A.B., Maung A., Seyha L., Tanay D., Tesfamichael D., Utzurrum J.A.T., Valinassab T., Vo V.Q. & Yuneni R.R. (2021). Gymnura poecilura. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T60117A124440205. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T60117A124440205.en.
Teh L., Zeller D., Zylich K., Nguyen G. & Harper S. (2014). Reconstructing Vietnam’s marine fisheries catch, 1950-2010. Working Paper#2014-17. University of British Columbia.