Gymnura japonica

Cá đuối bướm nhật bản

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Đông Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-27

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ad.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá đuối bướm nhật bản là loài đặc hữu của vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương. Loài này thường bị đánh bắt bởi các nghề cá ven bờ như giã cào, lưới vây, câu vàng tầng đáy và là nguồn thực phẩm ưa thích. Tuổi thế hệ của loài này ước tính là 13 năm. Ở Việt Nam, quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 40 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).1

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Ở Viêt Nam, không có dữ liệu về hiện trạng quần thể của loài này trong tự nhiên. Áp lực khai thác ngày càng tăng ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ chết và phát triển quần đàn của loài. Là loài phân bố chủ yếu vùng ven bờ, chịu tác động mạnh của các hoạt động khai thác, nhất là nghề giã cào, lưới tầng cố định. Tại Việt Nam, sản lượng cá mập, cá đuối trong vùng đặc quyền kinh tế giảm 97% trong 29 năm từ 1986 đến 2014. (Pauly et al., 2020). Mặc khác sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn, suy thoái môi trường sống cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi cá này. Do đó suy đoán hiện trạng quần thể cua loài này da suy giảm 30–49% trong suốt ba thế hệ vừa qua (39 năm).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường xuất hiện ở vùng biển ven bờ, ở độ sâu 0-27 m (Weigmann 2016), ghi nhận ở độ sâu 180 m tại Nhật Bản (Nakabo 2013).

Dạng sinh cảnh phân bố

Sống ven biển, tầng đáy, nền đáy bùn hoặc cát.

Đặc điểm sinh sản

Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng, con non hấp thụ chất dinh dưỡng từ noãn hoàng, sau đó hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua các cấu trúc chuyên biệt. Mỗi lứa đẻ 2-8 trứng (thường là 3 trứng). Con sơ sinh có đĩa thân rộng 20-22 cm (Dulvy & Reynolds 1997, Yamada et al. 2007, Last et al. 2016).

Thức ăn

Ăn động vật đáy.

Sử dụng và buôn bán

Loài này thường được sử dụng làm thực phẩm ở dạng tươi sống, thường được bán ở các chợ cá nhỏ ven biển.

Mối đe dọa

Đánh bắt thủy sản quá mức và mất nơi sinh sống như rừng ngập mặn.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân về việc cấm đánh bắt và thả chúng lại biển khi còn sống. Giảm cường độ khai thác thủy sản vùng biển ven bờ. Nghiên cứu về phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái và tình trạng đánh bắt để xây dựng kế hoạch bảo tồn loài.

Tài liệu tham khảo

Dulvy N.K. & Reynolds J.D. (1997). Evolutionary transitions among egg-laying, live-bearing and maternal inputs in sharks and rays. Proceedings of the Royal Society of London, B: Biological Science, 264: 1309-1315.
Last P., White W., de Carvalho M., Séret B., Stehmann M. & Naylor G. (ed.) (2016). Rays of the World. Clayton, CSIRO Publishing, 801 pp.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Weigmann S. (2016). Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology, 88(3): 837-1037.
Yamada U., Tokimura M., Horikawa H. & Nakabo T. (2007). Fishes and fisheries of the East China and Yellow Seas. Tokai University Press, Tokyo, Japan.

Dữ liệu bên ngoài