Himantura uarnak

Cá đuối bồng hoa vện

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vùng biển ven bờ từ Vịnh bắc Bộ, Trung Bộ đến Kiên Giang.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

50

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Nam Phi đến Philippines, Đài Loan (Trung Quốc).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2d.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá đuối bồng hoa vện là đối tượng khai thác chủ yếu của nghề giã cào, lưới quàng và nghề lưới rê tầng đáy. Trên thế giới, quần thể của loài ước tính suy giảm > 50% trong 75 năm (3 thế hệ). Ở Việt Nam, loài này rất hiếm gặp, nguồn lợi cá mập và cá đuối trong đã suy giảm do bị khai thác quá mức. Ước tính kích cỡ quần thể của loài đã suy giảm > 50% trong khoảng 45 năm qua (tiêu chuẩn A2d).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Tại Việt Nam, cá đuối bồng hoa vện, được ghi nhận trong các tài liệu (Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994; Nguyễn Khắc Hường, 2001). Loài này không được ghi nhận trong các công bố trong khoảng 10 năm gần đây (Nguyen, 2006; Võ Văn Quang et al., 2013; Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009). Cá đuối bồng hoa vện không được bắt gặp ở Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2015 - 2016 (SEAFDEC, 2017). Loài cá đuối bồng hoa vện khá hiếm, chỉ bắt gặp 1 mẫu vào năm 2003, lưu tại Bảo tàng Viện Hải dương học. Mặc dù thiếu các tư liệu về xu hướng quần thể tại Việt Nam của loài này, nhưng dựa vào xu thế suy giảm nguồn lợi của cá đuối, nhất là các loài có kích thước lớn và đánh giá trên thế giới về suy giảm quần thể từ 50 -79% trong 3 thế hệ (75 năm) (Sherman et al., 2021). Từ đó suy đoán loài này suy giảm ít nhất tương đương mức chung của thế giới.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Tại Việt Nam, cá đuối bồng hoa vện, được ghi nhận trong các tài liệu (Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994; Nguyễn Khắc Hường, 2001). Loài này không được ghi nhận trong các công bố trong khoảng 10 năm gần đây (Nguyen, 2006; Võ Văn Quang et al., 2013; Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009). Cá đuối bồng hoa vện không được bắt gặp ở Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2015 - 2016 (SEAFDEC, 2017). Loài cá đuối bồng hoa vện khá hiếm, chỉ bắt gặp 1 mẫu vào năm 2003, lưu tại Bảo tàng Viện Hải dương học. Mặc dù thiếu các tư liệu về xu hướng quần thể tại Việt Nam của loài này, nhưng dựa vào xu thế suy giảm nguồn lợi của cá đuối, nhất là các loài có kích thước lớn và đánh giá trên thế giới về suy giảm quần thể từ 50 -79% trong 3 thế hệ (75 năm) (Sherman et al., 2021). Từ đó suy đoán loài này suy giảm ít nhất tương đương mức chung của thế giới.

Dạng sinh cảnh phân bố

Sống đáy

Đặc điểm sinh sản

Con đực thành thục sinh dục khi kích thước đĩa thân đạt khoảng 82 cm. Loài này đẻ con, mỗi lứa 2 con, kích thước con sơ sinh 21-28 cm (Last et al. 2016).

Thức ăn

Ăn cá, hai mảnh vỏ và động vật không xương sống đáy.

Sử dụng và buôn bán

Loài này sử dụng làm thực phẩm, thịt làm thức ăn.

Mối đe dọa

Quần thể suy giảm do khai thác thủy sản quá mức.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Đưa loài này vào danh mục cấm đánh bắt, kiểm soát buôn bán trong nước và quốc tế.

Tài liệu tham khảo

Bonfil R. & Abdallah M. (2003). Field identification guide to the sharks and rays of the Red Sea and Gulf of Aden. FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. Rome, FAO, 71 pp. + 12 colour plates.
Last P., White W., de Carvalho M., Séret B., Stehmann M. & Naylor G. (ed.) (2016). Rays of the World. Clayton, CSIRO Publishing, 801 pp.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Sea Around Us (2022). Catches by Functional groups in the waters of Viet Nam. https://www.seaaroundus.org/ (Accessed: February 2022).
SEAFDEC (2017). Report on Regional Sharks Data Collection 2015 to 2016. Results from data collection 2015 to 2016: Results from data collection in sharks project participating countries. SEAFDEC Secretariat. Southeast Asian Fisheries Development Center.
Sherman C.S., Bin Ali A., Bineesh K.K., Derrick D., Dharmadi, Fahmi, Fernando D., Haque A.B., Maung A., Seyha L., Tanay D., Utzurrum J.A.T., Vo V.Q. & Yuneni R.R. (2021). Himantura uarnak. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T201098826A124528737. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T201098826A124528737.en. Accessed on 22 February 2022.

Dữ liệu bên ngoài