Hemitrygon navarrae

Cá đuối bồng thân đen

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vùng biển ven bờ từ vịnh Bắc Bộ đến Kiên Giang.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

50

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Tây Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ad.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá đuối bồng thân đen sống ở vùng biển ven bờ, thềm lục địa, đến độ sâu hơn 50 m, được coi là loài đặc hữu của khu vực Tây Thái Bình Dương. Loài này là đối tượng khai thác chủ yếu của nghề giã cào, lưới quàng và nghề lưới rê đáy. Ở Việt Nam, quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 30% trong 36 năm qua (3 thế hệ) (tiêu chuẩn A2ad).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Tại Việt Nam, dữ liệu đánh bắt được cấu trúc lại cho thấy cá mập, cá đuối và cá giống trong vùng đặc quyền kinh tế giảm 97% trong 29 năm từ 1986 đến 2014. (Pauly et al., 2020). Những suy giảm chungnguồn lợi của sụn có thể được suy ra sự giảm quần thể của loài Cá đuối bồng thân đen, do áp lực khai thác quá mức và sự gia tăng cường lực khai thác trong hơn 20 măn qua. Dựa trên các đánh giá về sự suy giảm của nguồn lợi trên toàn vùng phân bố của loài Cá đuối bồng thân đen trên thế giới suy giảm quần thể hơn 30-49% trong 3 thế hệ (36 năm) (Rigby et al., 2020), từ đó suy đoán tại Việt Nam quần thể loài cá đuối bồng thân đen suy giảm ít nhất tương đương trên thế giới.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống vùng ven bờ và trên thềm lục địa (Last et al. 2016)

Dạng sinh cảnh phân bố

Sống đáy

Đặc điểm sinh sản

Là loài đẻ trứng thai. Cá đực thành thục sinh dục khi chiều rộng đĩa thân đạt 32 cm (Last et al. 2016, Weigmann 2016). Ước tính tuổi thành thục sinh dục của con cái từ 6,5 năm, tuổi lớn nhất được ước tính là 17 năm và tuổi của thế hệ là 12 năm (Jacobsen & Bennett 2010).

Thức ăn

Ăn động vật không xương sống đáy.

Sử dụng và buôn bán

Ăn động vật không xương sống đáy.

Mối đe dọa

Khai thác thủy sản quá mức vùng ven bờ.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và tình trạng đánh bắt, buôn bán loài này ở trong nước, để phục vụ bảo tồn loài.

Tài liệu tham khảo

Jacobsen I.P. & Bennett M.B. (2010). Age and growth of Neotrygon picta, Neotrygon annotata and Neotrygon kuhlii from north-east Australia, with notes on their reproductive biology. Journal of Fish Biology, 77(10): 2405-2422.
Last P., White W., de Carvalho M., Séret B., Stehmann M. & Naylor G. (ed.) (2016). Rays of the World. Clayton. CSIRO Publishing, 801 pp.
Pauly D., Zeller D. & Palomares M.L.D. (2020). Sea Around Us Concepts, Design and Data. Available at: seaaroundus.org. (Accessed: May 2020).
Rigby C.L., Chen X., Derrick D., Ebert D.A., Herman K., Ho H., Hsu H., Seyha L., Vo V.Q. & Zhang J. (2020). Hemitrygon navarrae. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T161741A124536575. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T161741A124536575.en. Accessed on 21 February 2022.
Weigmann, S. (2016). Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology, 88(3): 837-1037.

Dữ liệu bên ngoài