Okamejei boesemani

Cá đuối quạt đen

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Miền Trung, vùng biển Tây Nam.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-175

Độ cao ghi nhận cao nhất

-20

Thế giới

Vùng biển Tây Bắc và Tây Trung Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ad.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá đuối quạt đen là loài đặc hữu của vùng Tây Bắc và Trung Tây Thái Bình Dương, phân bố từ nam Nhật Bản đến Việt Nam. Dữ liệu về đánh bắt và sản lượng của loài này ở vùng biển Nhật Bản, Trung Quốc (kể cả Đài Loan), Hàn Quốc và Việt Nam cho thấy mức độ suy giảm khảng 41-93% trong 30 năm (ba thế hệ). Ở Việt Nam, quần thể của loài này ước tính đã suy giảm > 30% trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Hoạt động đánh bắt cá mập, cá đuối phát triển mạnh từ năm 1950 đến năm 2014 ở các vùng biển của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam (Zeller & Pauly, 2016). Tại Việt Nam, không có các số liệu thống kê về sản lượng đánh bắt của loài. Tuy nhiên, dân số vùng ven biển tiếp tục gia tăng, kèm theo là sự phát triển số lượng phương tiện khai thác thủy sản, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lợi này, cao nhất ở khu vực châu Á (Anticamara et al., 2011; Watson et al., 2013). Tại Việt nam, dữ liệu đánh bắt được cấu trúc lại cho thấy sụn trong vùng đặc quyền kinh tế giảm 97% trong 29 năm từ 1986 đến 2014. (Pauly et al., 2020). Những suy giảm này của cá sụn có thể được suy đoán sự giảm quần thể hiện tại của chúng. Mức độ suy giảm không thể đánh giá riêng cho từng loài, nhưng cho thấy xu thế suy giảm nguồn lợi nhóm cá đuối tại vùng biển Việt Nam, mức suy giảm của loài Cá đuối quạt đen ước tính từ 30 – 49% trong ba thế hệ qua (31 năm) trên vùng phân bố của chúng.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường xuất hiện ở vùng thềm lục địa, vùng biển có nền đáy cát, bùn, độ sâu 20 -175 m (Last et al. 2016, Weigmann 2016).

Dạng sinh cảnh phân bố

Sống nước mặn, tầng đáy.

Đặc điểm sinh sản

Đẻ trứng, phôi phát triển nhờ hấp thu noãn hoàng. Ở Biển Hoa Đông, mùa sinh sản trong các tháng 1-4 (Yamada et al. 1995).

Thức ăn

Đẻ trứng, phôi phát triển nhờ hấp thu noãn hoàng. Ở Biển Hoa Đông, mùa sinh sản trong các tháng 1-4 (Yamada et al. 1995).

Sử dụng và buôn bán

Loài này được sử dụng chủ yếu làm bột cá, ít khi được bán ở các chợ.

Mối đe dọa

Quần thể suy giảm do đánh bắt thủy sản quá mức.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Quần thể suy giảm do đánh bắt thủy sản quá mức.

Tài liệu tham khảo

Anticamara J.A., Watson R., Gelchu A. & Pauly D. (2011). Global fishing effort (1950-2010): Trends, gaps, and implications. Fisheries Research, 107: 131-136.
Joung S.J., Lee P.H., Liu K.M. & Liao Y.Y. (2011). Estimates of life history parameters of the sharpspine skate, Okamejei acutispina, in the northeastern waters of Taiwan. Fisheries Research, 108(2-3): 258-267.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Weigmann S. (2016). Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology, 88(3): 837-1037.
Yamada U., Shirai S., Irie T., Tokimura M., Deng S., Zheng Y., Li C., Kim Y.U. & Kim Y.S. (1995). Names and Illustrations of Fishes from the East China Sea and the Yellow Sea. Overseas Fishery Cooperation Foundation, Tokyo, Japan.

Dữ liệu bên ngoài