Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và vùng biển Tây Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-70
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Phân bố vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Trên thế giới, quần thể của loài ước tính suy giảm > 80% trong 45 năm (3 thế hệ) (Simpfendorfer 2013). Với sản lượng và cơ cấu nghề khai thác của các quốc gia trong khu vực, áp lực khai thác thủy sản ở vùng Biển Đông rất cao đã làm suy giảm nguồn lợi cá sụn (Teh et al. 2019). Sản lượng cá mập và cá đuối trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam ước tính đã suy giảm 97% trong vòng 29 năm (1986-2014) (Sea Around Us 2022). Loài cá đao xanh là đối tượng khai thác có chủ đích, do vây và thịt có giá trị cao trong nhóm cá sụn, bị đánh bắt chủ yếu bởi nghề giã cào và nghề lưới rê (Moore 2017). Ở Việt Nam, loài cá này trước đây ghi nhận phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Kiên Giang. Tuy nhiên, đã không ghi nhận lại ở vùng biển ven bờ trong thời gian dài (Simpfendorfer 2013). Suy đoán quần thể đã suy giảm > 80% trong 45 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Loài cá đao xanh là loài có kích thước lớn, kích thước lớn nhất hơn 700 cm TL, c sức sinh sản thấp, tuổi thành thục sinh dục cao (Salini et al., 2007; Tobin et al., 2010)Tại Việt Nam, cá đao xanh, được ghi nhận trong các tài liệu (Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994; Nguyễn Khắc Hường, 2001). Loài này không được ghi nhận trong các công bố trong khoảng 10 năm gần đây (Nguyen, 2006; Võ Văn Quang et al., 2013; Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009). Cá đao xanh không được bắt gặp ở Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2015 - 2016 (SEAFDEC, 2017). Quan sát tại các cảng cá, không bắt gặp được cá thể của loài cá đao xanh. Dựa trên kết quả ước tính của về xu thế chung tại các vùng biển phân bố của loài trên thế giới giảm hơn 80% và cho rằng chúng phân bố tại vùng biển Việt Nam là không chắc chắn (Dulvy et al., 2016; Simpfendorfer, 2013). Tuy nhiên quần thể của loài này có thể suy giảm hơn 90% trong ba thế hệ (44 năm), vì vậy khả năng bắt gặp thấp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Ven bờ, cửa sông và thềm lục địa, ở độ sâu đến 70 m (Last et al. 2016).
Dạng sinh cảnh phân bố
Biển: ven bờ, của sông và thềm lục địa.
Đặc điểm sinh sản
Cá thành thục sinh dục khi kích cỡ (TL) đạt 340 cm ở con đực và 380 cm ở con cái (Last et al. 2016). Loài này đẻ con, mỗi lứa đẻ 12 con, kích thước con sơ sinh 76-80 cm (Dulvy et al. 2016, Last et al. 2016).
Thức ăn
Ăn cá và hai mảnh vỏ, giáp xác.
Sử dụng và buôn bán
Loài này có giá trị thương mại cao, sử dụng làm thực phẩm như thịt, vây có giá trị cao. Đao dùng làm mỹ nghệ.
Mối đe dọa
Loài này bị khai thác quá mức bằng nhiều loại ngư cụ khác nhau.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Cá đao xanh có tên trong Phụ lục I CITES và Nhóm I, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Cần điều tra về phân bố và hiện trạng quần thể của loài Cá đao xanh tại vùng biển Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Bonfil R. & M. Abdallah (2003). Field identification guide to the sharks and rays of the Red Sea and Gulf of Aden. FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. Rome, FAO, 71 pp. + 12 colour plates.
Dulvy N.K., Davidson L.N.K., Kyne P.M., Simpfendorfer C.A., Harrison L.R., Carlson J.K. & Fordham S.V. (2016). Ghosts of the coast: global extinction risk and conservation of sawfishes. Aquatic Conservation: Marine and Freshwater Ecosystems, 26(1): 134-153.
Last P., White W., de Carvalho M., Séret B., Stehmann M. & Naylor G. (ed.) (2016). Rays of the World. Clayton, CSIRO Publishing, 801 pp.
Moore A.B.M. (2017). Are guitarfishes the next sawfishes? Extinction risk and an urgent call for conservation action. Endangered Species Research, 34: 75-88.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Sea Around Us (2022). Catches by Functional groups in the waters of Viet Nam. https://www.seaaroundus.org/ (Accessed: February 2022).
SEAFDEC (2017). Report on Regional Sharks Data Collection 2015 to 2016. Results from data collection 2015 to 2016: Results from data collection in sharks project participating countries. SEAFDEC Secretariat. Southeast Asian Fisheries Development Center.
Simpfendorfer C. (2013). Pristis zijsron (errata version published in 2019). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T39393A141792003. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2013-1.RLTS.T39393A141792003.en. Accessed on 20 February 2022.
Teh L.S.L., Cashion T. & Alava Saltos J.J., Cheung W.W.L & Sumaila U.R. (2019). Status, Trends, and the Future of Fisheries in the East and South China Seas. Fisheries Centre Research Reports, 27(1), 101 pp.