Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
vùng biển vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-100
Độ cao ghi nhận cao nhất
-40
Thế giới
Phân bố vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài cá đuối điện vây lưng trước sống ở vùng biển ven bờ, thềm lục địa, đến độ sâu 40 - 100m (Weigmann, 2016), là loài có kích thước nhỏ, kích thước lớn nhất đến 40 cm chiều dài toàn thân (TL). Ước tính cá cái thành thực sinh dục 6 năm, tuổi thọ tối đa là 15 năm và tuổi thế hệ cá là 10,5 năm.. và tuổi thế hệ là 4,5 năm (VanderWright et al., 2021).Tại Việt Nam mức độ suy giảm nguồn lợi của nhóm cá cá mập, cá đuối và cá giống trong vùng biển đặc quyền kinh tế rất cao. Loài cá đuối điện vây lưng trước được đánh bắt trong nghề giã cào, lưới rê tầng đáy, câu đáy... Số liệu về khai thác, xu hướng quần thể theo thời gian và đặc điểm sinh học của loài cá đuối điện vây lưng trước ở vùng biển Việt Nam còn thiếu. Dựa trên các đánh giá về sự suy giảm của nguồn lợi, ước tính của loài cá đuối điện vây lưng trước suy giảm quần thể từ 50-79% trong 3 thế hệ (14 năm), do đó loài này đánh giá mức EN A2cd
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Tình trạng quần thể của loài cá đuối điện vây lưng trước dựa vào dữ liệu đánh bắt được cấu trúc lại cho thấy cá mập và cá đuối trong vùng đặc quyền kinh tế giảm 97% trong 29 năm từ 1986 đến 2014 (Pauly et al., 2020). Những suy giảm này của cá mập, cá đuối và cá giống có thể được suy đoán sự giảm quần thể hiện tại của chúng. Bên cạnh đó xu thế áp lực khai thác còn được thể hiện thông qua sản lượng khai thác hải sản Việt Nam liên tực gia tăng trong hơn 30 năm qua, cùng với sự gia tăng về cường lực và số lượng phương tiện khai thác . Mặt khác, sự phân bố của loài trong dải độ sâu thuộc vùng hoạt động khai thác của nhiều loại tàu đánh bắt giã cào, lồng bẫy…, với hàng chục nghìn tàu khai thác. Loài cá đuối điện vây lưng được ghi nhận trong các công bố trước đây (Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994; Nguyễn Khắc Hường, 2001). Loài cá đuối điện vây lưng trước cũng không được ghi nhận trong các công bố gần đây (Nguyen, 2006; Võ Văn Quang et al., 2013; Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009). Kết quả điều tra tại các cảng cá tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2015 - 2016 không bắt gặp cá thể thuộc cá đuối điện vây lưng trước (SEAFDEC, 2017). Quan sát tại các cảng cá từ năm 2015-2020, bắt gặp 01 cá thể của loài cá đuối điện vây lưng trước. Nhìn chung loài này tương đối hiếm gặp tại Việt Nam. Sự suy giảm được ước lượng ít nhất tương đương với xu thế chung của thế giới là 50 - 79%.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống đáy vùng ven bờ và vùng thềm lục địa đến độ sâu 40 - 100m (Weigmann, 2016).
Dạng sinh cảnh phân bố
Sống ở biển
Đặc điểm sinh sản
Cá đuối điện vây lưng trước sinh con, số con mỗi lứa sinh chưa biết (VanderWright et al., 2021) .
Thức ăn
Không rõ
Sử dụng và buôn bán
Loài này không sử dụng làm thực phẩm, chúng được xem như cá tạp, có giá trị không đáng kể.
Mối đe dọa
Khai thác quá mức, chúng có thể bị đánh bắt do bị vướng lưới như tai nạn trong các loại ngư cụ, đặc biệt là giã cào.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
- Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. - Đua vào danh mục loài thủy sản cần cấm đánh bắt để ngăn chặn sự tuyệt chủng. - Nghiên cứu sinh học sinh thái và vùng phân bố của loài để có biện pháp bảo tồn phù hợp.
Tài liệu tham khảo
Last, P., White, W., de Carvalho, M., Séret, B., Stehmann, M. and Naylor, G. 2016. Rays of the World. CSIRO Publishing, Clayton.
Nguyen, L., 2006. Data collection on shark fisheries in Viet Nam. In: Report on the Study on Shark Production, Utilization and Management in the ASEAN Region 2003-2004, Southeast Asian Fisheries Development Center, Bangkok, Thailand: : 131 – 163.
Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994. Danh mục Cá biển Việt Nam, tập I. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 116 trang.
Nguyễn Khắc Hường, 2001. Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Pauly, D., D. Zeller & M. L. D. Palomares, 2020. Sea Around Us Concepts, Design and Data. Available at: seaaroundus.org. (Accessed: May 2020).
Sea Around Us, 2022. Catches by Functional groups in the waters of Viet Nam. https://www.seaaroundus.org/ (Accessed: FFebruary 2022).
SEAFDEC, 2017. Report on Regional Sharks Data Collection 2015 to 2016. Results from data collection 2015 to 2016: Results from data collection in sharks project participating countries. SEAFDEC Secretariat. Southeast Asian Fisheries Development Center.
Tổng cục Thống kê, 2020. Niên giám Thống kê 2020: Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, trang 580-592.
Tổng cục Thủy sản, 2021. Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Báo cáo tổng hợp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hà Nội.
VanderWright, W. J., K. K. Bineesh, D. Derrick, Dharmadi, Fahmi & D. Fernando, 2021. Narcine prodorsalis. The IUCN Red List of Threatened Species 2021: e.T161545A178201678. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T161545A178201678.en. Accessed on 08 March 2022.
Villavicencio-Garayzar, C. J., 2000. Taxonomia, abundancia estacional, edad y crecimiento y biologia reproductive de Narcine entemedor Jordan y Starks (Chondrichthyes: Narcinidae), en Bahia Almejas, B.C.S., Mexico. Ph.D. dissertation, Universidad Autonoma de Nuevo Leon, 138 p.
Võ Văn Quang, Võ Sĩ Tuấn, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh, Nguyễn Phi Uy Vũ & Lê Minh Phương, 2013. Thành phần loài và phân bố cá nhám/mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. Tập 13, số 1: 21-30.
Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009. Thành phần loài, phân bố và trữ lượng nguồn lợi cá Nhám ở biển Việt Nam. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tập 9, Trang 58-66.
Weigmann, S., 2016. Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology Vol. 88, No. 3, pp. 837-1037.
Yasook, N., 2008. Assessing the Abundance of Demersal Fishery Resources in Southeast Asian Waters. Fish for the People. Vol. 6, No. 2, pp. 18-22.