Narcine brevilabiata

Cá đuối điện mũi hếch

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-70

Độ cao ghi nhận cao nhất

-41

Thế giới

Vùng biển Trung Tây Thái Bình Dương: Trung Quốc (kể cả Đài Loan), Biển Đông, vịnh Bengal, vịnh Thái Lan.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này được đánh bắt không chủ đích trong nghề lưới kéo, lưới rê tầng đáy, câu vàng tầng đáy và lồng bẫy. Trên thế giới, quần thể Cá đuối điện mũi hếch ước tính đã suy giảm > 30% trong 3 thế hệ (15 năm), chỉ bắt gặp trong các mẻ lưới kéo. Ở Việt Nam, quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 15 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Ở Việt Nam, dữ liệu về đánh bắt về loài cá đuối điện mũi hếch không nhiều. Loài này chỉ thỉnh thoảng bị bắt gặp ở các mẻ giã cào, ít khi bắt gặp ở các cảng cá và các chợ cá ven biển. Loài này được bắt gặp 3 cá thể tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2015 - 2016 (SEAFDEC, 2017). Quan sát tại các cảng cá, chỉ bắt gặp cá Đuối điện mũi hếch 1 mẫu tại Ba Tri (Bến Tre) trong giai đoạn 2018 – 2020 (Võ văn Quang-tài liệu chưa công bố). Có thể thấy, số lượng cá thể loài này ở vùng biển Việt Nam suy giảm khá mạnh, rất hiếm khi bắt gặp trong các mẻ lưới đánh bắt. Dựa vào số liệu thống kê về đánh bắt loài này ở Việt Nam, cho thấy mức suy giảm số lượng cá thể của loài qua ba thế hệ (15 năm) 35% (Rigby et al.). Từ đó suy đoán quần thể cá đuối điện mũi hếch Suy giảm khoảng 30 – 49% trong 3 thế hệ

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường gặp ở vùng biển ven bờ, vùng thềm lục địa, ở độ sâu 40-70 m (Weigmann 2016).

Dạng sinh cảnh phân bố

Sống tầng đáy, không di cư.

Đặc điểm sinh sản

Đẻ con, con sơ sinh khoảng 8 cm (Last et al. 2016). Tuổi thọ tối đa 15 năm và tuổi thế hệ là 5 năm.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Loài này có giá trị kinh tế thấp, được coi là một dạng cá tạp.

Mối đe dọa

Khai thác thủy sản quá mức.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân thả lại các xuống biển khi còn sống. Giảm khai thác thủy sản vùng biển ven bờ nhằm giảm thiểu tác động đến loài.

Tài liệu tham khảo

Last P., White W., de Carvalho M., Séret B., Stehmann M. & Naylor G. (2016). Rays of the World. CSIRO Publishing, Clayton.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Rigby C.L., Derrick D., Haque A.B., Ho H., Hsu H., Maung A. & Vo V.Q. (2020). Narcine brevilabiata. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T61406A124456946. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T61406A124456946.en.
SEAFDEC (2017). Report on Regional Sharks Data Collection 2015 to 2016. Results from data collection 2015 to 2016: Results from data collection in sharks project participating countries. SEAFDEC Secretariat. Southeast Asian Fisheries Development Center.
Weigmann S. (2016). Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology 88(3): 837-1037.

Dữ liệu bên ngoài