Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Miền Trung.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-140
Độ cao ghi nhận cao nhất
-12
Thế giới
Vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Trên thế giới, sản lượng của loài Cá đuối điện nhật bản ước tính đã suy giảm khoảng 23-68% trong 15 năm qua (3 thế hệ). Tại Việt Nam, loài này bị đánh bắt không chủ đích ở vùng biển ven bờ, thỉnh thoảng được bắt gặp trong các mẻ lưới kéo. Tuy nhiên, do áp lực khai thác thủy sản khá cao, quần thể của loài Cá đuối điện nhật bản ước tính suy giảm > 30% trong 15 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Ở Việt Nam, dữ liệu về hiện trạng quần thể loài cá Đuối điện nhật bản còn thiếu. Tuy nhiên, khai thác quá mức và mất môi trường sống đã là suy giảm đáng kể nguồn lợi này ngoài tự nhiên. Với xu thế chung về sự suy giảm sản lượng của nhóm cá sụn tại vùng đặc quyền Việt Nam (Pauly et al., 2020). Ước tính quần thể của Cá đuôi điện nhật bản suy giảm khoảng 30 – 49% trong 3 thế hệ (15 năm).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường bắt gặp ở các thềm lục địa, vùng biển ven bờ và xa bờ, ở độ sâu 12-140 m (Weigmann 2016).
Dạng sinh cảnh phân bố
Sống tầng đáy, vùng biển có nền đáy cát, bùn, đá.
Đặc điểm sinh sản
Đẻ con, mỗi lứa đẻ 1- 6 con. Chu kỳ sinh sản hai năm một lần. Kích thước (TL) con sơ sinh 8 cm (Lin 2008, Last et al. 2016).
Thức ăn
Chủ yếu ăn cá, động vật giáp xác, thân mềm sống đáy.
Sử dụng và buôn bán
Là sản phẩm phụ, thường sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Mối đe dọa
Bị đánh bắt không chủ đích, nhưng chịu áp lực khai thác thủy sản lớn.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc hạn chế đánh bắt và thả chúng lại biển khi còn sống. Giảm khai thác thủy sản vùng biển ven bờ, nhằm giảm thiểu tác động đến loài Cá đuối điện nhật bản.
Tài liệu tham khảo
Last P., White W., de Carvalho M., Séret B., Stehmann M. & Naylor G. (2016). Rays of the World. CSIRO Publishing, Clayton.
Lin S.W. (2008). Study on reproductive biology of Japanese Sleeper Ray, Narke japonica, in the northeastern waters of Taiwan. M.Sc. Thesis. Department of Environmental Biology and Fisheries Science, National Taiwan Ocean University.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Pauly D., Zeller D. & Palomares M.L.D. (2020). Sea Around Us Concepts, Design and Data. Available at: seaaroundus.org. (Accessed: May 2020).
Weigmann S. (2016). Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology, 88(3): 837-1037.