Sphyrna lewini

Cá nhám búa có rãnh

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Từ vịnh Bắc bộ đến vùng biển Kiên Giang.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-1043

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Phân bố vùng biển ấm ôn đới và nhiệt đới Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ad.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này có kích thước lớn, tuổi thọ cao, sức sinh sản cao, nhưng tuổi thành thục sinh dục muộn và tốc độ tăng quần thể hàng năm thấp. Vi cước vây của loài này có giá trị cao, nên chúng là đối tượng đánh bắt có chủ đích chủ yếu của nghề câu vàng và nghề lưới rê; cá con phân bố ven bờ nên còn bị đánh bắt bởi nhiều loài ngư cụ như lưới kéo. Trên thế giới, ước tính quần thể của loài bị suy giảm > 80% trong 3 thế hệ (72 năm) do khai thác quá mức (Rigby et al. 2019). Ở Việt Nam, áp lực khai thác đối với nhóm Cá mập búa rất cao, phân bố của loài nằm trong dải độ sâu thuộc vùng hoạt động khai thác của nhiều loại tàu đánh bắt như lưới kéo, lưới rê và câu vàng. Kích cỡ quần thể của loài ước tính bị suy giảm quần thể tương đương với thế giới, khoảng > 80% trong 70 năm qua (theo tiêu chuẩn A2ad).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Cá nhám búa có rãnh là loài có kích thước lớn, kích thước lớn nhất là 420 cm TL (Ebert et al., 2013). Con đực thành thục từ 140 - 198 cm TL và con cái thành thục từ 200 - 250 cm TL (Compagno, 1984; Chen et al., 1990; Estupiñán-Montaño et al., 2021; Harry et al., 2011; White et al., 2008). Cá nhám búa có rãnh thành thục 13,2 năm, tuổi tối đa ước tính 35 năm và thế hệ là 24,1 năm (Drew et al., 2015). Tốc độ tăng trưởng quần thể ước tính 0,10 – 1,22 trên năm (Cortés et al., 2015; Harry et al., 2011). Áp lực khai thác vùng Biển Đông là rất cao, với sản lượng và cơ cấu nghề khai thác của các quốc gia trong khu vực, nguồn lợi cá sụn nói chung suy giảm (Pauly & Liang, 2020). Áp lực khai thác vùng biển Việt Nam được tính toán là rất lớn;, dựa vào tái cấu trúc số liệu đánh bắt cho thấy, sản lượng cá mập và cá đuối trong vùng biển đặc quyền kinh tế trong 29 năm từ 1986 đến 2014, đã giảm đến 97% (Pauly et al., 2020), Tại Việt Nam, Cá nhám búa có rãnh, trước đây được xem là loài thường gặp (Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994; Nguyễn Khắc Hường, 2001). Loài này được ghi nhận trong các công bố trong 10 năm gần đây (Võ Văn Quang et al., 2013; Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009). Chúng được đánh bắt khá phổ biến trong hơn 10 năm trước đây (Nguyen, 2006; Võ Văn Quang, 2021 - thông tin cá nhân). . Dựa trên kết quả ước tính của Rigby et al. (2019) về xu thế chung trên các vùng biển và số lượng hiếm gặp của loài này tại Việt Nam, từ đó suy đoán rằng cá nhám búa có rãnh đã giảm số lượng hơn 80 % trong 3 thế hệ (72,3 năm).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Là loài sống vùng ven bờ, cửa sông đến vùng khơi ở độ sâu đến 1043 m (Ebert et al. 2013)

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Cá nhám búa có rãnh sinh sản theo hình thức đẻ con, mang thai 9-12 tháng, mỗi lứa sinh con từ 12-41 con, con sơ sinh có kích thước 31- 57 cm (Chen et al. 1990, Gallagher & Klimley 2018, Harry et al. 2011, White et al. 2008).

Thức ăn

Ăn cá và mực, giáp xác (tôm, cua).

Sử dụng và buôn bán

Loài này sử dụng làm thực phẩm như thịt, vây, da và gan. Vây của loài này được buôn bán với tỉ lệ khá cao tại thị trường Hồng Kông, khoảng 4,06% (Fields et al. 2018).

Mối đe dọa

Khai thác quá mức là nguyên nhân làm suy giảm quần thể của loài.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Cá nhám búa có rãnh có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm I, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Thống kê tình trạng đánh bắt, buôn bán loài này ở trong nước, để có dữ liệu chính xác về tình trạng loài. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và buôn bán quốc tế.

Tài liệu tham khảo

Chen G.C.T., Leu T.C., Joung S.J. & Lo N.C.H. (1990). Age and growth of the Scalloped Hammerhead, Sphyrna lewini, in northeastern Taiwan waters Pacific Science. California Wild, 44(2): 156-170.Ebert D.A., Fowler S. & Compagno L. (2013). Sharks of the World. Plymouth. Wild Nature Press.
Compagno L.J.V. (1984). FAO Species Catalogue. Vol. 4. Sharks of the world. An annotated and illustrated catalogue of shark species known to date. Part 1 – Hexanchiformes to Lamniformes. Rome, FAO Fisheries Synopses, 125(4/1):1-249.
Estupiñán-Montaño C., Carrera-Fernández M. & Galván-Magaña F. (2021). Reproductive biology of the scalloped hammerhead (Sphyrna lewini) in the central-eastern Pacific Ocean. Journal of the Marine Biological, 101(2): 465-470.
Fields A.T., Fischer G.A., Shea S.K.H., Zhang H., Abercrombie D.L., Feldheim K.A., Babcock E.A. & Chapman D.D. (2018). Species composition of the international shark fin trade assessed through a retail-market survey in Hong Kong. Conservation Biology, 32(2): 376-389.
Gallagher A.J. & Klimley A.P. (2018). The biology and conservation status of the large hammerhead shark complex: the great, scalloped, and smooth hammerheads. Reviews in Fish Biology and Fisheries, 28(4): 777-794.
Harry A.V., Macbeth W.G., Gutteridge A.N. & Simpfendorfer C.A. (2011). The life histories of endangered hammerhead sharks (Carcharhiniformes, Sphyrnidae) from the east coast of Australia. Journal of Fish Biology, 78(7): 2026-2051.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Rigby C.L., Dulvy N.K., Barreto R., Carlson J., Fernando D., Fordham S., Francis M. P., Herman K., Jabado R.W., Liu K.M., Marshall A., Pacoureau N., Romanov E., Sherley R.B. & Winker H. (2019). Sphyrna lewini. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T39385A2918526. Accessed on 11 February 2022.
Võ Văn Quang, Võ Sĩ Tuấn, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh, Nguyễn Phi Uy Vũ & Lê Minh Phương (2013). Thành phần loài và phân bố cá nhám/mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1): 21-30.
Vũ Việt Hà &Trần Văn Cường (2009). Thành phần loài, phân bố và trữ lượng nguồn lợi cá Nhám ở biển Việt Nam. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9: 58-66.
White W.T., Bartron C. & Potter I.C. (2008). Catch composition and reproductive biology of Sphyrna lewini (Griffith & Smith) (Carcharhiniformes, Sphyrnidae) in Indonesian waters. Journal of Fish Biology, 72(7): 1675-1689.

Dữ liệu bên ngoài