Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-330
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này sống ở đáy biển, phụ thuộc vào các rạn san hô. Biến đổi khí hậu toàn cầu đã dẫn đến tẩy trắng san hô quy mô lớn, gây suy thoái các rạn san hô trên toàn thế giới kể từ năm 1997, ảnh hưởng rất lớn đến sinh cảnh sống của loài này. Cá mập rạn san hô cũng bị đánh bắt trong các nghề đánh bắt cá ở các vùng nước xung quanh các rạn san hô. Loài này cũng được câu cá giải trí và nuôi trong các thủy cung. Ở Việt Nam, quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 40 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Dự án Global Finprint lấy mẫu ở các quốc gia chiếm 88,6% rạn san hô trong phạm vi phân bố của loài này. Sự suy giảm quần thể của Cá Mập rạn san hô được ước tính là 48,8% trong độ dài 3 thế hệ (khoảng 37 năm) (Simpfendorfer et al., 2020)..Tại Việt Nam, xu thế quần thể của loài cá mập này còn thiếu, tuy nhiên dựa vào tái cấu trúc số liệu đánh bắt cho thấy, sản lượng cá mập và cá đuối trong vùng biển đặc quyền kinh tế trên 29 năm từ 1986 đến 2014, đã giảm đến 97% từ 466,445 tấn năm 1986 xuống còn 14,750 tấn năm 2014 (Pauly et al., 2020). Quan sát sự bắt gặp cá mập trong vùng rạn tại Việt Nam rất thấp, kết quả cho rằng sự suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi cá mập trong các rạn khảo sát (MacNeil et al., 2020). Cá mập rạn san hô được ghi nhận trong các tài liệu (Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994; Nguyễn Khắc Hường, 2001). Loài này không được ghi nhận trong các công bố trong khoảng 10 năm gần đây (Nguyen, 2006; Võ Văn Quang et al., 2013; Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009). Cá mập rạn san hô bắt gặp 3 cá thể ở Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2015 - 2016 (SEAFDEC, 2017). Dựa trên các đánh giá về sự suy giảm của nguồn lợi cá sụn, ước tính của loài Cá mập rạn san hô, ở Việt Nam suy giảm quần thể ít nhất từ 30-49% trong 3 thế hệ (37 năm).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này thường sống đáy ở những vùng nước trong và nông, phổ biến ở độ sâu 8-40 m, có thể sống ở độ sâu 330 m, thường sống trong hang vào ban ngày và hoạt động kiếm mồi vào ban đêm.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Loài này thụ tinh trong, đẻ con, mỗi lứa đẻ 1-5 con. Thời gian mang thai khoảng 5 tháng và quá trình trưởng thành có thể mất đến 5 năm. Chu kỳ sinh sản hàng năm và kích thước con sơ sinh là 52-60 cm. Độ tuổi tham gia sinh sản 8-9 năm.
Thức ăn
Ăn động vật đáy như cá, bạch tuộc, tôm hùm, cua.
Sử dụng và buôn bán
Sử dụng làm thực phẩm, lấy thịt, vây và gan. Có nguy cơ gây ngộ độc ciguatera, một loại ngộ độc thực phẩm có ở cá rạn.
Mối đe dọa
Khai thác thủy sản quá mức, suy thoái và mất nơi sống là các rạn san hô.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Cần nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố để phục vụ công tác bảo tồn loài. Đề nghị đưa vào danh mục các loài thủy sản cần bảo vệ.
Tài liệu tham khảo
Heupel M.R., Williams A., Welch D., Ballagh A., Mapstone B., Carlos G., Davies C. & Simpfendorfer C.A. (2009). Effects of fishing on tropical reef associated shark populations on the Great Barrier Reef. Fisheries Research, 95: 350-361.
MacNeil M.A., Chapman D.D., Heupel M., (comps and eds) (2020). Global status and conservation potential of reef sharks. Nature, 583(7818): 801-806.
Nguyen L. (2006). Data collection on shark fisheries in Viet Nam. Pp. 131 – 163. In: Report on the Study on Shark Production, Utilization and Management in the ASEAN Region 2003-2004, Southeast Asian Fisheries Development Center, Bangkok, Thailand.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Robbins W.D., Hisano M., Connolly S.R. & Choat J.H. (2006). Ongoing collapse of coral-reef shark populations. Current Biology, 16: 2314-2319.
SEAFDEC (2017). Report on Regional Sharks Data Collection 2015 to 2016. Results from data collection 2015 to 2016: Results from data collection in sharks project participating countries. SEAFDEC Secretariat. Southeast Asian Fisheries Development Center.
Simpfendorfer C., Yuneni R.R., Tanay D., Seyha L., Haque A.B., Bineesh K.K., Dharmadi, Bin Ali A., Gautama D.A., Maung A., Sianipar A., Utzurrum J.A.T. & Vo V.Q. (2020). Triaenodon obesus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T39384A173436715. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T39384A173436715.en. Accessed on 28 February 2022.
Võ Văn Quang, Võ Sĩ Tuấn, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh, Nguyễn Phi Uy Vũ & Lê Minh Phương (2013). Thành phần loài và phân bố cá nhám/mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1): 21-30.
Vũ Việt Hà & Trần Văn Cường (2009). Thành phần loài, phân bố và trữ lượng nguồn lợi cá Nhám ở biển Việt Nam. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9: 58-66.