Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-130
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này thường gặp ở vùng biển ven bờ nhiệt đới, thường được đánh bắt để lấy vây và gan. Khai thác quá mức đã dẫn đến quần thể của loài trong tự nhiên ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương suy giảm > 30% trong ba thế hệ (27 năm) (White & Simpfendorfer 2016). Tại Việt Nam, quần thể của loài ước tính đã suy giảm tương đương trong khu vực, khoảng > 30% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ. Độ phong phú: Hiếm gặp
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường xuất hiện ở vùng biển ven bờ, thềm lục địa và vùng biển khơi, vùng nước có độ sâu 0-130 m (Compagno 1998).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Đẻ 2-11 con/lứa (trung bình 6 con), con sơ sinh có kích thước 45-52 cm (Compagno 1984, Last & Stevens 2009). Mùa giao phối vào tháng 6, sinh sản vào tháng 4, thời gian mang thai 7-8 tháng (Stevens & McLoughlin 1991).
Thức ăn
Ăn cá mập nhỏ, cá đuối, cá xương và động vật chân đầu (Compagno 1984).
Sử dụng và buôn bán
Làm thực phẩm cho con người, vây làm vi cá, gan làm dầu cá.
Mối đe dọa
Loài này được khai thác chủ yếu bằng nghề lưới kéo, lưới rê. Ở vịnh Thái Lan và Biển Đông, loài này từng được coi là phổ biến, tuy nhiên trong những năm gần đây đã suy giảm nghiêm trọng, rất ít bắt gặp. Lam & Sadovy de Mitcheson (2010) cho rằng loài này có thể bị tuyệt chủng cục bộ ở một số vùng biển của Châu Á.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Thống kê tình trạng đánh bắt, buôn bán loài này ở trong nước, để có dữ liệu chính xác về tình trạng loài. Đưa Cá nhám răng chìa vây bụng nhọn vào danh mục hạn chế khai thác.
Tài liệu tham khảo
Compagno L.J.V. (1984). FAO species catalogue. Vol. 4. Sharks of the world. An annotated and illustrated catalogue of shark species known to date. FAO Fisheries Synopsis.
Compagno L.J.V. (1998). Hemigaleidae. In: Carpenter K.E. & Niem V.H. (eds) FAO species identification guide for fishery purposes. The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 2. Cephalopods, crustaceans, holothurians and sharks. FAO, Rome.
Lam V.Y.Y. & Sadovy de Mitcheson Y. (2011). The sharks of South East Asia – unknown, unmonitored and unmanaged. Fish and Fisheries, 12(1): 51-74.
Last P.R. & Stevens J.D. (2009). Sharks and Rays of Australia. Second Edition. CSIRO Publishing, Collingwood.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Smart J.J., Harry A.V., Tobin A.J. & Simpfendorfer C.A. (2013). Overcoming the constraints of low sample sizes to produce age and growth data for rare or threatened sharks. Aquatic Conservation: Marine and Freshwater Ecosystems, 23: 124–134.
Stevens J.D. & McLoughlin K.J. (1991). Distribution, size and sex composition, reproductive biology and diet of sharks from northern Australia. Australian Journal of Marine and Freshwater Research, 42:151-199.
White W.T., Last P.R., Stevens J.D., Yearsley G.K., Fahmi & Dharmadi (2006). Economically Important Sharks and Rays of Indonesia. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra, Australia.
White W.T. & Simpfendorfer C. (2016). Hemipristis elongata. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T41874A68625034. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T41874A68625034.en. Accessed on 12 July 2023.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm