Phân loại
Tên khoa học
Synonym
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-160
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ở Việt Nam, loài này bắt gặp trong các mẻ lưới giã cào xa bờ và nghề câu, hiếm gặp. Loài này bị đánh bắt có chủ đích làm thực phẩm, quần thể của loài ước tính đã suy giảm > 30% trong vòng 24 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Tại Việt Nam, theo đánh giá về xu hướng chung của cá nhám dựa trên kết quả cấu trúc lại sản lượng đánh bắt của tất cả nhóm cá sụn trong vùng đặc quyền kinh tế cho thấy mô hình tính toán sản lượng của nhóm cá này giảm 95% trong hơn 20 năm qua (Pauly et al., 2020). Mặc khác áp lực khai thác vùng Biển Đông là rất cao, với sản lượng và cơ cấu nghề khai thác của các quốc gia trong khu vực, nguồn lợi cá sụn nói chung suy giảm (Pauly & Liang, 2020; Teh et al., 2019; Teh et al., 2017). Cá nhám răng chìa miệng rộng trước đây được ghi nhận trong các tài liệu (Nguyen, 2006; Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994; Nguyễn Khắc Hường, 2001). Loài này không được ghi nhận trong các công bố trong khoảng 10 năm gần đây (Võ Văn Quang et al., 2013; Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009). Loài này không được bắt gặp ở Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2015 - 2016 (SEAFDEC, 2017). Quan sát tại các cảng cá, không bắt gặp cá nhám răng chìa miệng rộng được đánh bắt trong giai đoạn 2015 – 2020.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường bắt gặp ở vùng biển ven bờ, thềm lục địa, ngoài khơi đến độ sâu 160 m (Manilo & Bogorodsky 2013, Weigmann 2016, White et al. 2006, Ebert et al. 2013, Psomadakis et al. 2019).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Đẻ con, mỗi lứa 4 con, kích thước (TL) con sơ sinh 20 cm (White et al. 2006, Ebert et al. 2013).
Thức ăn
Ăn cá nhỏ, giáp xác và động vật chân đầu.
Sử dụng và buôn bán
Sử dụng làm thực phẩm
Mối đe dọa
Loài này là đối tượng khai thác chủ đích của nghề cá, bị khai thác quá mức và mất nơi cư trú.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Loài này là đối tượng khai thác chủ đích của nghề cá, bị khai thác quá mức và mất nơi cư trú.
Tài liệu tham khảo
Ebert D.A., Fowler S. & Compagno L. (2013). Sharks of the World. A fully illustrated guide. Wild Nature Press, Plymouth, United Kingdom.
Moore A.B.M., McCarthy I.D., Carvalho G.R. & Peirce R. (2012). Species, sex, size and male maturity composition of previously unreported elasmobranch landings in Kuwait, Qatar and Abu Dhabi Emirate. Journal of Fish Biology, 80: 1619-1642.
Moore A.B.M. & Peirce R. (2013). Composition of elasmobranch landings in Bahrain. African Journal of Marine Science, 35(4): 593-596.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Teh L., Zeller D., Zylich K., Nguyen G. & Harper S. (2014). Reconstructing Vietnam’s marine fisheries catch, 1950-2010. Working Paper#2014-17. University of British Columbia, Vancouver Available at: http://www.seaaroundus.org. (Accessed: 26 June 2020).
Weigmann S. (2016). Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology, 88(3): 837-1037.
White W.T., Last P.R., Stevens J.D., Yearsley G.K., Fahmi & Dharmadi (2006). Economically Important Sharks and Rays of Indonesia. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra, Australia.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm