Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-300
Độ cao ghi nhận cao nhất
1
Thế giới
Phân bố rộng vùng biển ôn đới và nhiệt đới vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2bd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này có tuổi thọ khoảng 24-28 năm, sức sinh sản thấp, mỗi lứa sinh 2 con, cá cái thành thục sinh dục muộn, từ 9-13,2 năm (Drew et al. 2015, Liu et al. 1999), tỉ lệ tăng quần thể tiềm năng hàng năm khá thấp khoảng 3,3% (Dulvy et al. 2008). Trên thế giới, quần thể của loài cá nhám đuôi dài đã suy giảm > 50% trong 55 năm qua do bị khai thác quá mức (Rigby et al. 2019). Tại Việt Nam, loài này trước đây khá phong phú nhưng do bị khai thác quá mức, kể cả cá thể mang thai và cá con, dẫn đến khả năng phục hồi quần thể chậm và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Quần thể của loài này ở vùng biển Việt Nam ước tính bị suy giảm khoảng 50-75% trong khoảng 50 năm qua (tiêu chuẩn A2bd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Số lượng cá thể được ước tính suy giảm ở vùng khơi Biển Đông. Các số liệu về xu hướng quần thể và đặc điểm sinh học của loài cá nhám đuôi dài ở vùng biển Việt Nam còn thiếu theo thời gian, chỉ ghi nhận loài này tại các cảng cá hoặc trong các chuyến khảo sát (Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009). Dựa trên kết quả cấu trúc lại sản lượng đánh bắt của tất cả nhóm cá sụn tại Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế cho thấy, mô hình tính toán sản lượng của nhóm cá này giảm 95% trong hơn 20 năm qua (Pauly et al., 2020). Áp lực khai thác vùng Biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam nói riêng được tính toán là rất lớn; kết quả của Yasook (2008) cho thấy tỉ lệ cá nhám và cá mập ở vùng biển ven bờ Việt Nam chỉ chiếm 0,17% sản lượng trong nghề câu vàng tầng đáy. Bên cạnh đó, sản lượng khai thác có xu thế gia tăng, thể hiện qua sản lượng khai thác hải sản Việt Nam trong năm 2018 tương đương 3,8 triệu tấn, tăng gần 1 triệu tấn so với năm 2000 (Sea Around Us, 2022). Sự suy thoái và mất nơi sống các rạn san hô và áp lực từ hoạt động khai thác vùng biển ven bờ đối với loài cá này ở Việt Nam đã và đang góp phần vào suy giảm quần thể loài. Theo đánh giá của Tổ chức nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC), năng suất đánh bắt (CPUE) giai đoạn 1996–2014 (19 năm) của loài cá nhám đuôi dài hàng năm giảm 2,1%, ước tính giảm khoảng 55 - 79% trong 3 thế hệ (55,5 năm). Mặt khác, do khai thác quá mức và áp lực từ hoạt động đánh bắt bằng các loại ngư cụ chính là câu vàng, câu tay và lưới rêtrên các phương tiện tàu thuyền chiếm hơn 68% với 64.941 chiếc trong năm 2020 (Tổng cục Thủy sản, 2021). Dựa trên kết quả ước tính của Pauly et al. (2020) và tình trạng suy giảm sản lượng đáng kể của chúng trong nhiều năm qua, suy đoán loài cá nhám đuôi dài suy giảm hơn 50-75% trong ba thế hệ (55,5 năm). . Trước đây, loài cá này bắt gặp trong các điều tra tại Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu (SEAFDEC, 2006, 2017),tuy nhiên số lượng rất ít và trở nên rất hiếm.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Là loài sống vùng biển khơi, đến độ sâu tối đa 300 m, thường gặp ở độ sâu 150 m (Bonfil & Abdallah 2003, Ebert et al. 2013).
Dạng sinh cảnh phân bố
Vùng biển khơi.
Đặc điểm sinh sản
Là loài đẻ con, mỗi lứa đẻ 2 con.
Thức ăn
Chủ yếu là mực và cá nhỏ (Calle-Morán & Galván-Magaña 2020).
Sử dụng và buôn bán
Loài này là đối tượng khai thác có chủ đích làm thực phẩm, vây lấy cước có giá trị cao.
Mối đe dọa
Loài này là đối tượng khai thác có chủ đích làm thực phẩm, vây lấy cước có giá trị cao.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm I, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Giảm khai thác thủy sản vùng lộng và ven bờ. Tuyên truyền ngư dân về việc không đánh bắt cá nhám đuôi dài và thả chúng lại biển khi còn sống. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Bonfil R. & Abdallah M. (2003). Field identification guide to the sharks and rays of the Red Sea and Gulf of Aden. FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. Rome, FAO, 71 pp. + 12 colour plates.
Calle-Morán M. & Galván-Magaña F. (2020). Diet composition and feeding habits of the pelagic thresher shark Alopias pelagicus in Eastern Central Pacific Ocean, Ecuadorian waters. Journal of the Marine Biological Association of the United Kingdom, 100(5): 837-845.
Drew M., White W.T., Dharmadi, Harry A.V. & Huveneers C. (2015). Age, growth and maturity of the pelagic thresher Alopias pelagicus and the scalloped hammerhead Sphyrna lewini. Journal of Fish Biology, 86(1): 333-354.
Ebert D.A., Fowler S. & Compagno L. (2013). Sharks of the World. Plymouth. Wild Nature Press.
Liu K.M., Chen C.T., Liao T.H. & Joung S.J. (1999). Age, growth, and reproduction of the pelagic thresher shark, Alopias pelagicus in the Northwestern Pacific. Copeia, 1: 68-74.
Rigby C.L., Barreto R., Carlson J., Fernando D., Fordham S., Francis M.P., Herman K., Jabado R.W., Liu K.M., Marshall A., Pacoureau N., Romanov E., Sherley R. B. & Winker H. (2019). Alopias pelagicus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T161597A68607857. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T161597A68607857.en.
SEAFDEC (2017). Report on Regional Sharks Data Collection 2015 to 2016. Results from data collection 2015 to 2016: Results from data collection in sharks project participating countries. SEAFDEC Secretariat. Southeast Asian Fisheries Development Center.
Vũ Việt Hà & Trần Văn Cường (2009). Thành phần loài, phân bố và trữ lượng nguồn lợi cá Nhám ở biển Việt Nam. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9: 58-66.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm