Chiloscyllium indicum

Cá nhám trúc vằn ấn độ

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Biển Đông, vịnh Thái Lan.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-90

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ad.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này thường bị đánh bắt để làm thực phẩm. Ở Việt Nam, sự phát triển của các loại nghề khai thác và cường độ khai thác nhóm các sụn tăng đột biến trong những năm gần đây, quần thể của loài này ước tính bị suy giảm > 50% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2ad) (Teh at al. 2014, Vander Wright et al. 2020).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Ở Việt Nam, hiện trạng quần thể và sản lượng đánh bắt loài này chưa được biết. Tuy nhiên, tình trạng loài này có thể dựa vào sản lượng khai thác cá sụn suy giảm đến mức trên 97% trong vòng 29 năm, từ 1986 đến 2014. Trong quá khứ, sản lượng khai thác nhóm cá này rất cao, đến 466.445 tấn (năm 1986). Sau đó, sự cạn kiệt nguồn lợi dẫn đến sản lượng khai thác của nhóm cá sụn suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn khoảng 14.750 tấn (năm 2014) (Pauly và cộng sự, 2020). Loài cá nhám trúc vằn Ấn Độ là một trong những loài đang bị khai thác nhiều dẫn đến suy giảm nghiêm trọng số lượng cá thể trong tự nhiên.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường xuất hiện ở vùng biển có nền đáy cát, đá, san hô có độ sâu đến 90 m, đôi khi bắt gặp ở vùng nước ngọt, cửa sông.

Dạng sinh cảnh phân bố

Là loài sống đáy ở vùng biển ven bờ có nền đáy cát, bùn, vùng cửa sông, thường bắt gặp nhiều ở các rạn san hô, ít di cư.

Đặc điểm sinh sản

là loài đẻ trứng, trứng là các nang hình bầu dục, phôi phát triển bên trong. Con non mới nở có chiều dài toàn thân khoảng 13 cm. Thường ghép đôi trong sinh sản.

Thức ăn

Động vật không xương sống đáy, cá nhỏ.

Sử dụng và buôn bán

Trước đây, do có giá trị kinh tế thấp nên loài này thường được ngư dân giữ lại làm thực phẩm hoặc buôn bán ở các chợ nhỏ (SEAFDEC 2017). Hiện nay, loài này được ưa chuộng sử dụng và bán ở các chợ lớn.

Mối đe dọa

Loài cá này thường được coi là sản phẩm phụ trong các loại nghề giã cào đáy, lưới rê và câu vàng (SEAFDEC 2017). Loài này hiện nay bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Loài cá này thường được coi là sản phẩm phụ trong các loại nghề giã cào đáy, lưới rê và câu vàng (SEAFDEC 2017). Loài này hiện nay bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp Cá sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
SEAFDEC (2017). Report on Regional Sharks Data Collection 2015 to 2016. Results from data collection in sharks project participating countries. SEAFDEC Secretariat. Southeast Asian Fisheries Development Center.
Teh L., Shon D., Zylich K. & Zeller D. (2014). Reconstructing Cambodia’s marine fisheries catches 1950–2014. Working Paper#2014-18. University of British Columbia, Vancouver Available at: http://www.seaaroundus.org (Accessed: 14 July 2022).
Weigmann S. (2016). Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology, 88(3): 837-1037.
Vander Wright W.J., Bin Ali A., Bineesh K.K., Derrick D., Dharmadi, Fahmi, Haque A.B., Krajangdara T., Maung A., Seyha L., Tanay D., Utzurrum J.A.T., Vo V.Q. & Yuneni R.R. (2020). Chiloscyllium indicum. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T41791A124416590. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T41791A124416590.en. Accessed on 21 November 2022.

Dữ liệu bên ngoài