Rhincodon typus

Cá nhám voi

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Phân bố trên vùng biển Đông từ Quảng Ninh đến vịnh Thái Lan.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-1928

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2d.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Trên thế giới, ước tính thông qua mô hình hóa và môi trường sống phù hợp của loài cho thấy có 75% số lượng cá nhám voi sống ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và 25% ở Đại Tây Dương. Tình trạng quần thể của cá nhám voi ở vùng biển Việt Nam nằm trong xu thế chung của loài này ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với mức suy giảm quần thể ước tính khoảng 63% trong vòng 75 năm qua (3 thế hệ) (tiêu chuẩn A2d). Ngoài ra, nguồn thức ăn của loài này bị suy giảm do bị cạnh tranh hoặc bị khai thác quá mức, nhất là ở vùng ven bờ.

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Mặc dù loài này được đánh giá là có khả năng phục hồi đàn tốt, do có sức sinh sản cao, cá thể cái đẻ đến 300 con non, có vòng đời của thế hệ đến 25 năm, nhưng các hoạt động bảo tồn gặp nhiều khó khăn do đời sống di cư của chúng. Chúng vẫn bị tiếp tục đánh bắt không chủ đích, đánh bắt cá thể mang thai và đánh bắt cả cá con, dù một số quốc gia đã có lệnh cấm đánh bắt và có tên trong Phụ lục II CITES.

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Là loài sống ở biển từ tầng mặt đến tầng nước sâu, độ sâu thích hợp khoảng 100 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Là loài sống ở vùng biển khơi, có tập tính di cư cao giữa các vùng biển

Đặc điểm sinh sản

Là loài đẻ trứng thai. Thai hấp thụ noãn hoàng và phát triển trong cơ thể cá mẹ đến khi sinh ra ngoài, con non có chiều dài 55-56 cm. Cá đực thành thục sinh dục khi chiều dài toàn thân đạt 7-9 m, cá cái đạt 9-10 m; tuổi thành thục sinh dục của con đực và con cái khoảng 30-40 năm.

Thức ăn

Động vật phù du, giáp xác, mực và cá nhỏ.

Sử dụng và buôn bán

Có giá trị thực phẩm cao. Thịt đóng hộp, vây lấy cước (sụn trên các vây) xuất khẩu, gan sản xuất dầu cá. Loài này còn được nuôi trong các thủy cung phục vụ cho mục đích du lịch, tham quan.

Mối đe dọa

Khai thác hải sản là nguy cơ cao của cá nhám voi do bị mắc lưới trong các loại ngư cụ như giã cào, lưới rê… Do sinh cảnh sống bị suy thoái và con mồi suy giảm, chúng phải di chuyển tìm kiếm thức ăn, dẫn đến rủi ro bị đánh bắt. Hàng năm đều ghi nhận số lượng cá thể bị đánh bắt bởi ngư dân ở các tỉnh thành ven biển Việt Nam. Trong giai đoạn 2008-2021, hơn 17 trường hợp ghi nhận cá nhám voi bị mắc lưới hoặc chết dạt vào bờ ở các vùng ven biển, cho thấy chúng luôn tiềm ẩm nguy cơ bị chết do đánh bắt không chủ đích.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Cá nhám voi có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm I, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân về việc cấm đánh bắt cá nhám voi và thả chúng lại biển khi còn sống. Giảm khai thác thủy sản vùng biển ven bờ, nhằm gia tăng nguồn thức ăn. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế.

Tài liệu tham khảo

Chen C.T., Liu K.W and Young S.J. (1999). Preliminary report on Taiwan’s whale shark fishery. pp. 162-167. In S.L. Fowler, T. Reid, and F.A. Dipper (eds.) Elasmobranch biodiversity, conservation and management. Proc. Int. Seminar and Workshop in Sabah, Malaysia. IUCN, Gland, Switzerland.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Pierce S.J. & Norman B. (2016). Rhincodon typus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T19488A2365291. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T19488A2365291.en. Accessed on 21 November 2022.

Dữ liệu bên ngoài