Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lưu vực sông Sài gòn - Đồng Nai, sông Mê Kông (Đồng bằng sông Cửu Long)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Dòng chính Mê Kông (Lào, Thái Lan, Campuchia), Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố ở các sông thuộc miền Nam, là đối tượng bi đánh bắt quá mức làm thực phẩm. Sinh cảnh sống bị chia cắt và suy thoái do xây dưng đập nước, ô nhiễm nguồn nước. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong khoảng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Người ta nghi ngờ rằng số lượng cá thể trong quần thể của loài này đã giảm hơn 50% trong vòng 31 năm qua (kể từ năm 1990).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Môi trường nước ngọt: trong các dòng sông, suối bao gồm cả thác nước; Môi trường nước lợ: ở các vùng cửa sông; Môi trường nước mặn: sống trong vùng thấu quang ở độ sâu từ 0-200 m
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Di cư ngược dòng từ hạ lưu đến thượng lưu sông Mê Kông để sinh sản vào tháng 6-8 hàng năm (Hogan et al. 2007; Tranet al. 2021)
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị đánh bắt làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Loài này bị khai thác quá mức làm thực phẩm; sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt, suy thoái do xây dựng các đập thủy điện trên sông Mê Kông và ô nhiễm nước.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Kiểm soát và hạn chế khai thác, đặc biệt là vào mùa sinh sản; bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của con người trong vùng phân bố của loài.
Tài liệu tham khảo
Baird I. (2011). Pangasius krempfi. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T181328A7668262. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2011-1.RLTS.T181328A7668262.en. Accessed on 11 September 2022.
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân. (2022a). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai và các lưu vực phụ cận. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(1): 1915-1932.
Hogan Z., Baird I.G., Radtke R. & Vander Zanden J. (2007). Long distance migration and marine habitation in the Asian catfish Pangasius krempfi. Journal of Fish Biology, 71: 818-832.
Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, & Utsugi Kenzo (2013). Mô tả định loại cá Đồng bằng sông Cửu long, Việt Nam. Fishes of the Mekong Delta, Vietnam. NXB Đại học Cần Thơ, 174 trang.
Tran T.N., Labonne M., Chung M.T., Wang C.H., Huang K.F., Durand J.D, Grudpan, C., Chan B., Hoang D.H. & Panfili J. (2021). Natal origin and migration pathways of Mekong catfish (Pangasius krempfi) using strontium isotopes and trace element concentrations in environmental water and otoliths. PLoS ONE, 16(6): e0252769.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm