Semilabeo obscurus

Cá anh vũ

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Các sông lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình (sông Đà), Lào Cai, Yên Bái (sông Thao, sông Chảy), Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ (sông Lô - Gâm), Cao Bằng, Lạng Sơn (sông Kỳ Cùng), Thái Nguyên (sông Cầu), Thanh Hoá (sông Mã) và Nghệ An (sông Lam).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cde

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài cá này phân bố ở lưu vực sông Lô Gâm, sông Hồng, sông Đà. Loài này hiếm gặp nhưng bị săn bắt khá phổ biến làm thực phẩm; sinh cảnh sống của loài bị phân mảnh, suy thoái do xây dựng đập thủy điện và ô nhiễm nguồn nước; kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cde).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

sống ở nơi nước chảy, trong, đáy có nhiều sỏi đá ở các khe suối hoặc sông ngòi miền núi.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Cá phát dục ở 2 năm tuổi, mùa cá đẻ từ tháng 2-5 (Bộ Thuỷ sản, 1996). Sức sinh sản cao: Cá cái dài 40–50 cm, nặng 1500–1700 g có sức sinh sản tuyệt đối là 30.00-41.000 trứng, trứng có đường 7,7-10,9 mm. . Bãi đẻ của cá ở đáy sông, nơi có nhiều đá hoặc hang hốc và có mức nước thay đổi từ 0,5-2 m.

Thức ăn

Thức ăn chủ yếu là thực vật bám trên đá và các loại tảo như tảo lục, tảo khuê.

Sử dụng và buôn bán

Bị đánh bắt làm thực phẩm và làm cảnh.

Mối đe dọa

Loài này chịu áp lực đánh bắt cao để làm thực phẩm; việc sử dụng các ngư cụ có hại như đánh cá bằng điện có tác động tàn phá đối với quần thể. Xây dựng đập thủy điện, khai thác cát và ô nhiễm nước cũng đe dọa đến sinh cảnh của loài này.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Cấm khai thác ở các vùng trọng điểm và bãi đẻ quan trọng. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài ở các thủy vực trong vùng phân bố.

Tài liệu tham khảo

Bộ Thuỷ sản (1996). Nguồn lợi Thuỷ sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 616 trang.
Devi R. & Boguskaya N. 2009. Semilabeo obscurus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T166946A6294418. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2009-2.RLTS.T166946A6294418.en. Accessed on 15 March 2023.
Nguyễn Văn Hảo (1998). Thành phần phân bố và nguồn lợi cá tỉnh Lai Châu. Báo cáo tại hội nghị Khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản ngày 25 – 30/9/1998.
Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001). Cá nước ngọt Việt Nam. Tập I. Họ cá Chép (Cyprinidae). NXB Nông nghiệp, 622 trang.
Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng, Nguyễn Công Thắng (1999). Một số đặc điểm sinh học cá Anh vũ trên sông Gâm. Các công trình nghiên cứu năm 1999, Viện NCNTTSI, trang 190 – 195.
Wang S. (1998). China red data book of endangered animals. Pisces. Science Press, Beijing, China, 247 pp.
Zhang E., Yue P. and Chen J. (2000). Cyprinidae: Laleoninae. In: P. Yue et al. (ed.), Fauna Sinica. Osteichthyes. Cypriniformes III, pp. 171-272. Science Press, Beijing.

Dữ liệu bên ngoài