Probarbus jullieni

Cá trà sóc

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Lưu vực trung lưu sông Đồng Nai và Mê Kông.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2bcd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Ở Việt Nam, loài này được ghi nhận ở các lưu vực sông Mê Kông. Số lượng cá thể Cá trà sóc suy giảm đáng kể từ năm 1989, kích thước trung bình của cá đã giảm 50% trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến năm 2006. Sinh cảnh sống của loài này cũng bị phân mảnh và suy thoái do tác động của các đập thủy điện trên sông Mê Kông. Kích cỡ quần thể ước tính suy giảm > 80% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2bcd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Năm 1989, số lượng lớn cá thể của loài này được ghi nhận ở sông Mekong, nhưng sau đó đã suy giảm đáng kể (Roberts & Warren, 1994, Roberts & Baird, 1995, Singhanouvong & cs., 1996). Quần thể ở nhiều địa điểm ở Lào cũng ghi nhận có sự suy giảm đáng kể (Baird, 2006). Khảo sát từ ngư dân địa phương ở Campuchia ước tính rằng sản lượng đánh bắt đã giảm 71% ở sông Mekong kể từ năm 1985 (dữ liệu chưa được công bố của Z. Hogan). Quần thể ở sông Đồng Nai dường như đã biến mất sau khi xây đập thủy điện Trị An từ năm 1987.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Nền đáy gồm cát hoặc sỏi có các quần thể nhuyễn thể phong phú. Ngoài ra chúng sống ở khu vực nước sâu khi vào mùa sinh sản.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đối với cá thể trưởng thành thường sống ở các con sông lớn. Những con non thường sống ở những vùng đồng bằng ngập lũ vào mùa mưa

Đặc điểm sinh sản

Loài này sinh sản vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (Baird 2006). Chúng di cư từ các phụ lưu của sông Mê Kông đến sông Tonle Sap để sinh sản. Con non sau đó sẽ di chuyển ra sông Mê Kông vào tháng 10 và 11 (Hogan et al. 2006). Tại Việt Nam, loài này thường tập trung thành đàn và đẻ trứng về đêm ở khu vực trung và thượng lưu của sông Đồng Nai.

Thức ăn

Đây là loài ăn tạp, nguồn thức ăn gồm thực vật (thực vật thủy sinh và hoa quả), động vật (phiêu sinh, các loài thân mềm và giáp xác).

Sử dụng và buôn bán

Bị đánh bắt làm thực phẩm và làm cảnh.

Mối đe dọa

Do bị đánh bắt quá mức và tác động của việc phân mảnh môi trường sống do quá trình xây dựng đập thủy điện ảnh hưởng đến quá trình di cư sinh sản.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Có tên trong Phụ lục I CITES.

Đề xuất

Cần giảm cường độ khai thác và bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của con người trong vùng phân bố của loài.

Tài liệu tham khảo

Ahmad A.B. (2019). Probarbus jullieni. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T18182A1728224. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-2.RLTS.T18182A1728224.en. Accessed on 10 September 2022.
Baird I.G., Flaherty M.S. & Baird I.G. (2005). Mekong River Fish Conservation Zones in Southern Laos: Assessing Effectiveness Using Local Ecological Knowledge. Environmental Management, 36: 439-454.
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân (2022a). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai và các lưu vực phụ cận. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(1):1915-1932.
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân (2022b). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở các phụ lưu sông Mê Kông, Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(2):1956-1969.
M.R.C. (2009). Modelling the impacts of mainstream dams on highly migratory fish species. Catch and Culture 15(3).
Poulsen A.F., Hortle K.G., Valbo-Jorgensen J., Chan S., Chhuon C.K., Viravong S., Bouakhamvongsa K., Suntornratana U., Yoorong, N., Nguyen T.T., & Tran B.Q. (2004). Distribution and ecology of some important riverine fish species of the Mekong River Basin. MRC Technical Paper. Mekong River Commission, Phnom Penh.

Dữ liệu bên ngoài