Poropuntius deauratus

Cá hồng nhau

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Thượng lưu các sông suối duyên hải Trung bộ từ Quảng Bình đến Bình Thuận; các phụ lưu sông Mê Kông: Sekong ở Thừa Thiên Huế, Sê San và Sre Pok ở Tây Nguyên; thượng lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai từ Lâm Đồng, Đồng Nai đến Bình Phước.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Lưu vực sông Mê Kông ở Thái Lan, Lào, và Campuchia, các sông duyên hải ở Vịnh Thái Lan, và bán đảo Malaysia.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2bcde

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố ở miền Trung Việt Nam. Loài này bị đánh bắt làm thực phẩm và làm cảnh; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do phát triển thủy điện, ô nhiễm nguồn nước; ước tính kích cỡ quần thể bị suy giảm > 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2bcde).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Từ năm 2000 đến năm 2020, Freyhof và Hoàng & cs. đã quan sát thấy sự suy giảm rõ rệt về sự phong phú của các loài ở miền Trung Việt Nam (số liệu chưa được công bố), sự suy giảm này có thể cao tới 80%, chủ yếu là do đánh bắt quá mức.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Các sông miền núi và suối lớn có nước chảy trong và sạch, dòng chảy nhanh.

Dạng sinh cảnh phân bố

Các dòng sông, suối vừa và nhỏ

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Nguồn thức ăn chủ yếu là các mảnh vụn hữu cơ mịn, tảo, tảo bám và côn trùng thủy sinh

Sử dụng và buôn bán

Bị đánh bắt làm thực phẩm và làm cảnh, đối tượng câu cá giải trí.

Mối đe dọa

Loài này bị đánh bắt quá mức. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, suy thoái do ô nhiễm nước, xây dựng một số đập thủy điện và hồ chứa.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của con người trong vùng phân bố của loài. Kiểm soát hoạt động đánh bắt loài này, đặc biệt là vào mùa sinh sản.

Tài liệu tham khảo

Baird I.G., Inthaphaisy V., Kisouvannalath P., Phylavanh B. & Mounsouphom B. (1999). The fishes of southern Laos. Ministry of Agriculture and Forestry, Lao PDR, 161 pp.
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân (2022a). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai và các lưu vực phụ cận. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(1): 1915-1932.
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân (2022b). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở các phụ lưu sông Mê Kông, Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(2): 1956-1969.
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân, Nguyễn Duy Thuận & Võ Văn Phú (2021). Phân bố địa lý cá bản địa nội địa Duyên hải Trung Bộ, Bắc Trường Sơn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 10: 14-30.
Huckstorf V. & Freyhof J. (2011). Poropuntius deauratus (errata version published in 2020). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T181249A174795117. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2011-1.RLTS.T181249A174795117.en. Accessed on 10 September 2022.
Kang D.W., Thamavongseng P., Lee H.Y. & Choi S.H. (2016). Fish Fauna in the Bolaven Plateau and Trophic Polymorphism of Poropuntius bolovenensis in Laos. Korean Journal of Environment and Ecology 30, 369-375.
Kottelat M. (2001). Fishes of Laos. Sri Lanka: WHT Publications (Pte) Ltd, 198 pp.
Muhammad-Rasul A.H., Ramli R., Low V.L.U.N., Ahmad A., Grudpan C., Koolkalya S. & Khaironizam M.D.Z. (2018). Taxonomic revision of the genus Poropuntius (teleostei: Cyprinidae) in Peninsular Malaysia. Zootaxa 4472, 327-342.
Rainboth W.J. (1996). Fishes of the Cambodian Mekong. FAO Species Identification Field Guide for Fishery Purposes. Food and Agriculture Organization. Rome, Italy: FAO, 265p.
Serov D.V., Nezdoliy V.K. & Pavlov D.S. (2006). The Freshwater Fishes of Central Vietnam. KMK Scientific Press Ltd., Moscow, Nha Trang, 363 pp.

Dữ liệu bên ngoài