Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lưu vực sông Mê Kông và Đồng Nai.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Lưu vực sông Mae Klong, Chao Phraya, Mê Kông tại Thái Lan, Lào, Campuchia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2abcd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài cá này là đối tượng bi săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm và làm cảnh. Loài này hiện rất rất hiếm ở các lưu vực sông Mê Kông ở Việt Nam, sinh cảnh bị thu hẹp, suy thoái và ô nhiễm.Ước tính kích cỡ quần thể đã suy giảm > 80% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2abcd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Trong vòng 20 năm qua, sự phong phú của loài này đã suy giảm mạnh mẽ. Các quần thể hoang dã không còn xuất hiện ở sông Chao Phraya (Humphrey và Bain, 1990; Roberts và Warren, 1994) và trở nên rất hiếm trong lưu vực sông Mekong và các phụ lưu liên quan.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở vùng đồng bằng ngập lũ và các nhánh sông rộng, lớn. Cá con thường sống ở vùng đồng bằng ngập lũ trong khi cá trưởng thành thích các vực sâu của sông chính, đặc biệt là trong mùa khô.
Dạng sinh cảnh phân bố
Sống len lỏi trong các vùng đất ngập nước, các dòng sông, hồ ngập quanh năm hay ngập theo mùa
Đặc điểm sinh sản
Một số báo cáo ghi nhận thời gian đẻ trứng là vào khoảng tháng 7-8 ở những khu vực tiếp giáp các vực sâu trên sông chính.
Thức ăn
Tảo, thực vật phù du và hoa quả của các loài thực vật ven bờ.
Sử dụng và buôn bán
Bị đánh bắt làm thực phẩm và làm cảnh.
Mối đe dọa
Khai thác và đánh bắt quá mức khi cá chưa đạt tuổi trưởng thành và tác động từ các đập nước trên dòng sông Mê Kông ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của loài.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục I CITES.
Đề xuất
Kiểm soát và hạn chế đánh bắt loài cá này, bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của con người trong vùng phân bố của loài.
Tài liệu tham khảo
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân. (2022). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai và các lưu vực phụ cận. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(1): 1915-1932.
Hogan Z. (2011). Catlocarpio siamensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T180662A7649359. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2011-1.RLTS.T180662A7649359.en. Accessed on 09 September 2022.
Mattson N.S., Buakhamvongsa K., Sukumasavin N., Tuan N. & Vibol O. (2002). Mekong giant fish species: on their management and biology. MRC Technical Paper. Mekong River Commission, Phnom Penh.
Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân (2001). Cá nước ngọt Việt Nam, tập I. Họ cá Chép (Cyprinidae). NXB Nông nghiệp, 622 trang.
Rainboth W.L. (1996). Fishes of the Cambodian Mekong. FAO Species Identification Field Guide for Fishery Purposes. Food and Agriculture Organization. Rome, Italy: FAO, 265pp.
Roberts T.R. & Warren T.J. (1994). Observations of fishes and fisheries in southern Laos and northeastern Cambodia, October 1993-Febuary 1994. Natural History Bulletin Siam Society 42: 87-115.
Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, & Utsugi Kenzo (2013). Mô tả định loại cá Đồng bằng sông Cửu long, Việt Nam. Fishes of the Mekong Delta, Vietnam. Can Tho University Publishing House, Can Tho, 174 pp.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm