Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vùng cửa sông và hạ lưu các sông lớn các tỉnh Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Campuchia và Thái Lan.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2bcde
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Đây là loài cá sinh sống ở cửa sông, không vào sâu trong nước ngọt hoặc nước mặn và không di cư, do đó các quần thể phụ ở mỗi cửa sông có thể tương đối biệt lập với nhau và dễ bị đánh bắt quá mức. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do xây dựng đập trên các sông, ô nhiễm nguồn nước. Quần thể đã bị suy giảm từ những năm 1980 do đánh bắt quá mức, ước tính kích cỡ quần thể đã bị suy giảm > 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2bcde).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Cá thường sống thành bầy đàn. Quần thể phân bố tập trung.Trước 1975, cá đánh bắt được phổ biến ở vùng ven biển, cửa sông, hạ lưu sông. Hiện tượng khai thác mạnh ở vùng gần bờ, nơi sinh sống thường xuyên bị tác động và chất lượng giảm, số lượng cá thể giảm. Sự tiêu diệt ngoài tự nhiên giảm ít nhất 10% trong vòng 100 năm.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cá có kích thước thường gặp 20-40 cm, lớn nhất đạt 60 cm. Là loài đặc trưng cho khu hệ cá ở vùng hạ lưu sông Mê Kông.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Đây là loài cá biển di cư đến vùng trên triều để sinh sản.
Thức ăn
chủ yếu là các động và thực vật nổi.
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Do hoạt động đánh bắt tập trung ở các khu vực cá con tập trung và cá cái đang sinh sản. Ngoài ra, các quần thể phụ hiện diện ở mỗi cửa sông và vùng biển lân cận có thể tương đối biệt lập với nhau, và do đó đặc biệt dễ bị đánh bắt quá mức. Hơn nữa, các cửa sông nơi loài này phân bố bị tác động tiêu cực do suy thoái môi trường sống.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Không đánh bắt cá con và cá bố mẹ trên đường di cư và ở các bãi đẻ trong mùa sinh sản.
Tài liệu tham khảo
Bộ Thuỷ sản (1996). Nguồn lợi Thuỷ sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 616 trang.
Di Dario F. 2018. Tenualosa toli (errata version published in 2019). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T187944A143832449. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T187944A143832449.en. Accessed on 22 April 2023.
Nguyễn Văn Hảo (2005). Cá nước ngọt Việt Nam. Tập II. NXB Nông nghiệp, 760 trang.