Calypogeia vietnamica

Rêu tản ca-li-pô việt

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Lào Cai (Hoàng Liên) (Bakalin et al. 2019).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

2.900 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

3.050 m

Thế giới

Chưa ghi nhận.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

D2.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện chỉ ghi nhận phân bố ở VQG Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai). Sinh cảnh sống là khu vực rừng gồm các loài đỗ quyên xen lẫn với tre trúc và nhiều đá lộ đầu, sống bám trên vách đá được che chắn một phần, hiện chỉ ghi nhận ở độ cao từ 2.900-3.050 m, diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 20 km2. Sinh cảnh sống bị suy thoái do các hoạt động du lịch, dự báo sẽ bị suy giảm trong bối cảnh biến đổi khí hậu (tiêu chuẩn D2).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sinh cảnh là khu vực rừng gồm các loài đỗ quyên xen lẫn với tre trúc và nhiều đá lộ đầu, sống bám trên vách đá được che chắn một phần. Ghi nhận ở độ cao từ 2.900-3.050 m (Bakalin et al. 2019).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản bằng bào tử.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị suy thoái do tác động của biến đổi khí hậu, phát triển du lịch cũng tác động đến sinh cảnh và quần thể của loài.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Vùng phân bố của loài nằm trong VQG nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của các hoạt động du lịch.

Tài liệu tham khảo

Bakalin V., Vilnet A., Klimova K. & Nguyen S.V. (2019). Calypogeia vietnamica sp. nov. (Calypogeiaceae, Hepaticae) from North Vietnam and diversification in Calypogeia taxa with blue oil bodies. Herzogia, 32(1): 219-229.

Dữ liệu bên ngoài