Kappaphycus cottonii

Rong sụn cốt tô

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Đà Nẵng (quần đảo Hoàng Sa), Hải Phòng, Khánh Hoà (quần đảo Trường Sa), Ninh Thuận (Sơn Hải), Quảng Ngãi (Lý Sơn).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Guyam, Philippines, Tanzania, Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này có phân bố rải rác từ Hải Phòng đến Ninh Thuận. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt động khai thác hải sản phá huỷ rạn san hô, làm mất giá thể của loài. Loài bị khai thác quá mức phục vụ nhu cầu thực phẩm và thương phẩm. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm trên 80 % trong vòng hơn 20 năm (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Mọc trên san hô chết vùng triều giữa và triều thấp (độ sâu 0,7-2 m), độ muối khoảng 0,30-0,34 %, nhiệt độ 20-27 oC, rong phát triển quanh năm.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Bào tử được giải phóng khi rong trưởng thành, thường được phóng ra môi trường tự nhiên vào thời kỳ con nước lớn, sau khi bị phơi một thời gian ngoài không khí. Bào tử kết hợp thành hợp tử, tồn tại một thời gian dài và phát triển thành cây trưởng thành vào vụ tới.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Loài được sử dụng làm nguyên liệu để chiết xuất carrageenan (kappa-carrageenan) trong công nghiệp mỹ phẩm. Ngoài ra, rong còn được sử dụng làm thực phẩm, dược liệu, thức ăn gia súc, phân bón,…

Mối đe dọa

Loài bị khai thác quá mức phục vụ nhu cầu thực phẩm và thương phẩm. Ngoài ra sinh cảnh sống bị thu suy giảm các hoạt động khai thác hải ản ven bờ nhất là các rạn san hô.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, hạn chế san lấp và làm ô nhiễm vùng nước ven biển. Có kế hoạch khai thác hợp lý. Cần khoanh vùng bảo vệ, hạn chế việc khai thác hải sản ven bờ bằng các loại dụng cụ làm ảnh hưởng hoặc mất nơi sống của loài.

Tài liệu tham khảo

Đàm Đức Tiến (2002). Nghiên cứu khu hệ rong biển quần đảo Trường Sa. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội, 139 trang.
Tseng C.K. (1983). Common Seaweeds of China. Science Press, Beijing, China, 316 pp.
Paul C. Silva, Menez Ernani G., Moe Richard L. (1987). Catalog of the Benthic Marine Algae of the Philippines. Smithsonian Contributions Marine Sciences. No.27. Smithsonian Institution Press, Washington D.C., p. 46.

Dữ liệu bên ngoài