Thông tin về hồ sơ loài
Tên khoa học
Pyropia suborbiculata (Kjellman) J.E.Sutherland, H.G.Choi, M.S.Hwang & W.A.Nelson, 2011
Pyropia suborbiculata (Kjellman) J.E.Sutherland, H.G.Choi, M.S.Hwang & W.A.Nelson, 2011
Hà Tĩnh, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.
Nga, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc.
CR
A2cd.
Loài rong này phân bố dọc ven biển Việt Nam từ Hải Phòng vào đến Thừa Thiên Huế. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái và do xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, ô nhiễm môi trường biển. Loài này bị khai thác quá mức làm thực phẩm và buôn bán. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 80 % trong vòng hơn 20 năm (tiêu chuẩn A2cd).
Ổn định
Rong bám trên đá ở vùng triều giữa và triều cao, nơi có sóng mạnh, thường gặp vào mùa đông và xuân.
Bào tử được giải phóng khi rong trưởng thành, thường được phát tán ra môi trường tự nhiên vào thời kỳ con nước lớn, sau khi bị phơi một thời gian ngoài không khí. Bào tử kết hợp thành hợp tử, tồn tại một thời gian dài và phát triển vào vụ tới.
Làm thực phẩm và buôn bán trên thị trường.
Môi trường sống bị thu hẹp và suy thoái do khai thác và nuôi trồng hải sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và san lấp, ô nhiễm môi trường biển; bị khai thác quá mức làm thực phẩm.
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, hạn chế san lấp và làm ô nhiễm vùng nước ven biển; khai thác có kế hoạch và bền vững; khoanh vùng để bảo vệ trong hệ sinh thái tự nhiên; tạo giống và trồng thử nghiệm.
Đàm Đức Tiến (2007). Hiện trạng nguồn lợi Rong mứt (Porphyra) ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2007. Nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Đại học Quy Nhơn (10/8/2007). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 599-602.
Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến (1993). Rong biển Việt Nam (phần phía Bắc), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 364 trang.
Phạm Hoàng Hộ (1969). Rong biển Việt Nam (phần phía Nam). Trung tâm Học liệu Sài Gòn, 558 trang.
Tseng C.K. (1983). Common Seaweeds of China. Science Press, Beijing, China, p. 49.
Zhao W., Dong L., Dang H.D., Brodie J., Chen W.-Z., Dam T.D., Zhou W., Lu Q.-Q., Zhang M.-R., Yang L.-E. (2021). Haplotype networks of Phycocalidia tanegashimensis (Bangiales, Rhodophyta) indicate a probable invasion from the East Sea to Brazil. Marine Biodiversity, 51: 33 https://doi.org/10.1007/s12526-021-01177-w.