Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Các sông và đầm phá duyên hải từ Bắc Trung bộ đến Nam bộ (từ Nghệ An đến Đồng Nai).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-1000
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2bcd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Đây là loài di cư có giá trị kinh tế cao. Việc chặn dòng di cư do xây dựng các đập và khai thác quá mức cả con non và cá thể trưởng thành di cư sinh sản là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm quần thể. Hiện ghi nhận một vài quần thể nhỏ ở các đầm ven biển như đầm Trà Ổ. Ước tính quần thể đã bị suy giảm khoảng 60% trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2bcd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Không rõ
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Môi trường nước ngọt: trong các vùng đất ngập nước nội địa như các hồ ngập quanh năm hoặc hồ ngập theo mùa, các dòng suối (bao gồm luôn cả thác). Môi trường nước lợ: vùng gần cửa sông. Môi trường nước mặn: vùng khơi ở độ sâu từ 0-1000 m
Dạng sinh cảnh phân bố
Môi trường nước ngọt: trong các vùng đất ngập nước nội địa như các hồ ngập quanh năm hoặc hồ ngập theo mùa, các dòng suối (bao gồm luôn cả thác) Môi trường nước lợ: vùng gần cửa sôngMôi trường nước mặn: vùng khơi ở độ sâu từ 0–1000m
Đặc điểm sinh sản
Cá thể trưởng thành sống ở cửa sông, đầm lầy, sông và hồ, ao. Ban ngày ẩn náu trong các hang, khe trong đá. Khi đạt đến tuổi thành thục sinh dục, các cá thể trưởng thành di chuyển ra các cửa sông, sau đó xuống biển sâu để đẻ trứng và chết sau khi sinh sản. Trứng đã thụ tinh trôi theo dòng chảy đến bờ biển, lúc này ấu trùng mới nở phát triển thành cá con chui vào sông hồ để sinh sống.
Thức ăn
Tôm, cua, cá, ếch và các động vật nhỏ khác, ngoài ra còn ăn xác động vật rơi xuống nước.
Sử dụng và buôn bán
Bị đánh bắt làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Đánh bắt ngoài tự nhiên lượng lớn cá chình con làm giống để nuôi là nguyên nhân chính đẫn đến sự suy giảm quần thể. Khai thác quá mức trứng cá cá con làm ảnh hưởng đến nguồn cá con bổ sung ngoài tự nhiên. Sự di cư lên thượng nguồn của cá con bị ngăn chặn bởi các đập, sinh cảnh bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm nguồn nước ở vùng cửa sông ven biển và vùng biển ven bờ.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, chú trọng giảm thiểu tác động của con người trong vùng phân bố của loài. Kiểm soát và hạn chế khai thác cá con ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Tài liệu tham khảo
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Duy Thuận, Trần Trọng Ngân & Võ Văn Phú (2021). Phân bố địa lý cá bản địa nội địa Duyên hải Trung Bộ, Nam Trường Sơn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 10: 31-46.
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân (2022). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai và các lưu vực phụ cận. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(1):1915-1932.
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng, Trần Trọng Ngân, Nguyễn Duy Thuận & Võ Văn Phú (2021). Phân bố địa lý cá bản địa nội địa Duyên hải Trung Bộ, Bắc Trường Sơn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 10: 14-30.
Nguyen A.T., Tsukamoto K. & Lokman P.M. (2018). Composition and distribution of freshwater eels Anguilla spp. in Vietnam. Fisheries Science, 84: 987-994.
Nguyễn Văn Hảo (2005). Cá nước ngọt Việt Nam. Tập II. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 760 tr.
Pike C., Crook V., Jacoby D. & Gollock M. (2020). Anguilla marmorata. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T166189A176493885. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T166189A176493885.en. Accessed on 06 September 2022.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm