Huperzia serrata

Thạch tùng răng

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Hòa Bình (Mai Châu), Kon Tum (Kon Plông), Lâm Đồng (Bidoup - Núi Bà), Lào Cai (Sa Pa), Quảng Nam (Nam Trà My), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Yên Bái (Mù Cang Chải), Vĩnh Phúc (Tam Đảo).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

1.300 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.800 m

Thế giới

Ấn Độ, Bhutan, Campuchia, Hàn Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nga, Nhật Bản, Philippines, Sri Lanka, các đảo Thái Bình Dương, Thái Lan, Trung Mỹ, Trung Quốc, Úc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài phân bố này rải rác ở các vùng núi cao từ miền Bắc vào đến Tây Nguyên; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng trồng cây công nghiệp và nương rẫy. Loài này bị khai thác quá mức để làm dược liệu (chữa bệnh alzheimer) và buôn bán. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng cây lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao cây lá kim (VQG Bidoup - Núi Bà, Lâm Đồng) ở độ cao 1.300-1.800 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng bào tử.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Toàn bộ cây dùng tươi hay phơi khô, sắc uống trị đòn ngã tổn thương. Cây tươi giã đắp chữa mụn nhọt, rắn cắn. Hoạt chất huperzine trong Thạch tùng răng có tác dụng chữa bệnh alzheimer nên bị khai thác làm dược liệu.

Mối đe dọa

Bị khai thác làm dược liệu và buôn bán, sinh cảnh sống thu hẹp và suy thoái do các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo tồn tại chỗ ở các địa điểm phân bố của loài. Có thể xây dựng mô hình bảo tồn chuyển chỗ Thạch tùng răng ở các vườn cây thuốc để bảo tồn và phát triển nguyên liệu làm thuốc.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, 6(24):
319-328.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 24.
Zhang L.B. & Iwatsuki K. (2013). Lycopodiaceae. Pp. 13-14. In: Wu Z.Y., Raven P.H. & Hong D.Y. (Eds.). Flora of China. Vol. 2-3. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.

Dữ liệu bên ngoài