Cibotium barometz

Lông cu li

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao Bằng, Đồng Nai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

100 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.500 m

Thế giới

Campuchia, Lào, Nhật Bản, Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài ghi nhận phân bố rộng khắp cả nước từ Lai Châu đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp. Loài này bị khai thác để làm cảnh và làm thuốc; kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Lông cu li mọc chủ yếu trên vách đất đá ở ven rừng rậm thường xanh; đất thường còn tầng dày và có mùn, thường ở độ cao 100-1.500 m; trung sinh; ưa ẩm và nơi ít bị che bóng hay có khi chịu bóng (Phan Kế Lộc 2001).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản bằng bào tử.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Cây có giá trị làm dược liệu nên được khai thác để sử dụng ở trong nước và xuất khẩu, thân rễ cây có hình dáng đẹp nên bị khai thác làm đồ mỹ nghệ.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu thẹp và suy thoái do mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp; loài này cũng bị khai thác làm dược liệu và làm cảnh.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Quản lý các hoạt động thương mại loài này; bảo vệ sinh cảnh sống của loài.

Tài liệu tham khảo

Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 117.
Phan Kế Lộc (2001). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 999.

Dữ liệu bên ngoài